Người bị bệnh rối loạn tiền đình rất hay bị chóng mặt, đau đầu, đi đứng lảo đảo và mất cân bằng. Mỗi lần gặp tình trạng này người bệnh thường nằm một chỗ, không ăn uống được gì, sức khoẻ càng suy yếu.

Ngoài việc dùng thuốc để giảm triệu chứng, người bệnh có thể ăn uống các loại rau quả này để giúp tình trạng rối loạn tiền đình.

Lá khoai lang

Củ khoai lang là đại diện của các loại rau ăn củ, chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và các thành phần có lợi khác. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết rằng lá khoai lang cũng có thể ăn được và có những lợi ích nhất định đối với cơ thể.

So với các loại rau ăn lá khác, lá khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao hơn, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và caroten, không chỉ đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của cơ thể con người mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol. Từ đó giúp cân bằng huyết áp và đường huyết trong cơ thể, đồng thời phòng chống bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch.

Nấm

Nhờ chứa nhiều các loại vitamin B2, B3, B5, người bị rối loạn tiền đình thường xuyên ăn nấm có thể giúp làm giảm những cơn stress, căng thẳng và bất an. Trong khi đó chất choline trong nấm lại có tác dụng điều hòa giấc ngủ và cải thiện trí nhớ.

Ngoài ra, vitamin C, chất xơ và kali trong nấm có thể giúp giảm huyết áp, giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.

Cà chua

download (74)

Thành phần vitamin A và C trong cà chua có thể tăng thị lực, ngăn ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng ở người rối loạn tiền đình. Không chỉ vậy, cà chua còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, giảm lượng đường trong máu và chữa tăng huyết áp.

Cải bó xôi

Thành phần magie dồi dào trong cải bó xôi có khả năng giúp hệ thần kinh và cơ bắp phát triển tốt, giảm các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt.

Ngoài ra, hàm lượng lớn chất sắt, vitamin C và A trong loại rau này còn có thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Trong khi đó vitamin K, canxi, vitamin E và arotenoid trong cải bó xôi có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp khống chế các tế bào ác tính trong cơ thể.

Lưu ý khi ăn:

Mặc dù có nhiều tác dụng tốt, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều cải bó xôi, bởi loại rau này chứa nhiều purines.

– khối xây dựng nên tất cả các sinh vật sống. Nếu như cơ thể hấp thụ hàm lượng purines cao sẽ sản sinh ra một chất có tên là axit uric, chất này có thể gây ra bệnh gút và sỏi thận.

Bông cải xanh

download (73)

Các chất chống oxy hóa dồi dào trong bông cải xanh có thể giúp bảo vệ mắt nhờ các thành phần vitamin A, beta-caroten…

Loại thực phẩm này còn có khả năng giúp cải thiện tình trạng huyết áp, vitamin K giúp vận chuyển máu khắp cơ thể, tránh được tình trạng thiếu oxy, giảm đau tim và đột quỵ

Lưu ý khi ăn:

– Không vứt bỏ cuống bông cải xanh vì cuống là một bộ phận cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể còn hơn cả bông cải đấy.

– Không ăn bông cải xanh khi bị bệnh gút, vì loại thực phẩm này chứa hàm lượng purines khá cao nên sẽ làm bệnh gout trở nặng thêm.

Khoai tây

Hàm lượng vitamin A và C trong khoai tây có thể giúp người bị rối loạn tiền đình giảm stress, làm giãn mạch máu, giúp não bộ làm việc tốt hơn và cung cấp lượng máu đầy đủ cho cơ thể. Đồng thời, chất kukoamine trong thực phẩm này cũng giúp người bệnh giảm tình trạng huyết áp gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.

Lưu ý khi ăn:

– Không ăn khoai tây mọc mầm, vì mầm khoai tây chứa nhiều solanine và chaconine, là hai loại chất độc glycoalkaloids gây hại cho hệ thống thần kinh.

– Không ăn khoai tây ngả màu: Khoai tây dễ bị ngả màu xanh nếu như tiếp xúc với ánh sáng, khiến nồng độ solanine tăng cao.

Cần tây

Cần tây có vị thơm đặc biệt, dùng làm gỏi hay xào đều rất ngon nên được nhiều người rất ưa chuộng. Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, cần tây có chứa một lượng lớn apigenin, có lợi cho việc ngăn ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp.

Ngoài ra, loại rau này rất giàu chất xơ, không chỉ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, chống táo bón mà còn ức chế hấp thu cholesterol, thúc đẩy chuyển hóa các chất cholesterol, giúp phòng chống béo phì, tim mạch, xơ vữa động mạch.

Bên cạnh đó, cần tây cũng giàu vitamin K – “vị thần” thúc đẩy sự hình thành các cục máu đông hỗ trợ việc cầm máu nếu bị thương. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác trong cần tây cũng giúp máu lưu thông đến các chi và cơ quan khác. Cần tây cũng là “liệu pháp” hữu hiệu đào thải các chất độc và chất thải dư thừa.

Đậu nành

Hàm lượng vitamin K rất cao trong đậu nành là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, chống lại bệnh Alzheimer. Đồng thời, axit béo omega-3 trong đậu nành có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và làm giảm tình trạng hoa mắt là một trong những triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp.

Lưu ý khi ăn:

– Không kết hợp đậu nành và trứng gà: Bởi abumin có tính nhờn dính trong trứng gà rất dễ kết hợp với men phân giải protein trong đậu nành khiến cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng.

– Không kết hợp sữa đậu nành và thuốc: Có một số loại thuốc, chẳng hạn dòng thuốc kháng sinh như erythromycine tetracycline có thể phân hủy chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.

Cam, quýt, bưởi

Các loại trái cây có múi như cam, quýt và bưởi rất giàu vitamin C, giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp lưu thông máu, từ đó các triệu chứng đau đầu, chóng mặt… cũng được cải thiện.

Xem thêm: Nửa đêm tỉnh dậy chồng kêu đau đầu, vợ phản xạ thông minh cứu sống nếu không đã xanh cỏ

Chuyện bắt đầu vào tháng trước, lúc đó tôi phát hiện chồng bất ngờ có dấu hiệu lạ, đau đầu vào ban đêm khi đang ngủ, tới giờ tôi vẫn còn cảm thấy như chuyện vừa xảy ra ngày hôm qua thôi vậy. Nhưng tóm lại nhờ được phát hiện kịp thời, nên chồng tôi đã được cứu sống rồi đó.

Giờ tôi chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo tới mọi người cẩn thận nha, ai cũng có thể gặp đấy

Chồng tôi vốn là người khỏe mạnh, gần như không có bệnh tật gì, chỉ thỉnh thoảng sổ suýt do lây cúm hay cảm lạnh thôi.

Thế mà đợt tháng trước, cũng như mọi ngày anh vẫn đi làm bình thường. Tôi về tắm rửa cơm nước xong thì anh lướt mạng lúc thì vào giường nằm. Tôi còn trêu anh sao nay đi ngủ sớm hơn cả mẹ già, thì anh kêu đau đầu nên không muốn làm gì.

Lúc ấy tôi cũng không nghĩ gì nhiều, chỉ cho rằng chắc do nay anh làm việc quá sức nên căng thẳng, cứ để anh nghỉ ngơi. Tôi cho con học bài 1 lát rồi cả nhà cũng đi ngủ.

Bệnh đ ột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai

Đau đầu mùa lạnh có thể cảnh báo nhiều nguy hiểm. Ảnh minh họa/Nguồn: Sina

Đến gần 1h đêm thì tôi giật mình choàng tỉnh dậy khi nghe tiếng anh rên rỉ, tôi vội hỏi anh làm sao thì anh bảo mắc ói và đau đầu không chịu nổi.

Ban đầu tôi tưởng anh bị cảm, nên bật điện rồi chạy ra ngoài lấy viên thuốc Panadol mang vào cho anh uống. Nhưng vừa bước vào và hỏi anh còn khó chịu chỗ nào không, thì thấy anh ú ớ không nói được lời nào, tay chân anh cũng tê cứng.

Tôi hoảng quá chạy sang phòng gọi mẹ chồng dậy, bà nhìn biểu hiện vậy thì bảo ‘trúng gió rồi, phải cạo gió thôi’. Tôi cũng không hiểu ‘trúng gió’ là gì nhưng bà giận thì giận tôi cũng kiên quyết không cho.

Tôi đoán anh bị đ ột quỵ, vì tôi từng đọc báo thấy nhiều cảnh báo các biểu hiện thế này rồi, giờ không còn thời gian để nghĩ nhiều nên tốt nhất cứ mau gọi xe cứu thương còn kịp.

Cũng may là ban đêm, đường thông thoáng nên xe đến cũng rất nhanh. Anh được đưa ngay vào bệnh viện gần nhà nhất, tôi đi theo mà hồn vía lên mây, sợ hãi nhưng đầu óc trống rỗng chẳng nghĩ được gì.

Tôi cũng đi theo xe, nhưng đến viện chỉ được đứng ngoài cửa phòng, lòng lo âu, thấp thỏm, chỉ mong có người để hỏi xem anh hiện giờ ra sao.

Phòng cấp cứu cũng đông người, bác sĩ tất bật với hết ca này vào, rồi ca khác ra, tôi chờ mãi đến gần sáng mới được bác sĩ gọi vào nói về tình hình của chồng mình.

hình ảnh

Thấy tôi run run, nước mắt lưng tròng, anh bác sĩ có lẽ khoảng ngoài 40 trấn an tôi rằng: ‘Anh nhà bị đ ột quỵ nhưng giờ đã qua cơn nguy kịch’. Đúng như tôi dự đoán các mẹ ạ.

Bác sĩ cũng giải thích là chồng tôi thật may mắn vì được phát hiện sớm, anh cũng được đưa vào viện kịp thời, được cấp cứu trong khoảng ‘thời gian vàng’, nếu không thì hậu quả không biết sẽ ra sao.

Hai ngày hôm sau chồng tôi được chuyển xuống buồng bệnh, mặc dù không còn nguy hiểm sinh mệnh, nhưng mặt và tay chân bên trái vẫn bị tê liệt, ăn uống, đi lại đều khó khăn nên luôn phải có người bên cạnh để hỗ trợ.

Anh phải nằm viện 2 tuần, trong 2 tuần này ngoài việc được bác sĩ dùng thuốc, rồi tiêm chuyền các kiểu, anh còn hàng ngày được đưa tới phòng vật lý trị liệu.

Giờ xuất viện về nhà cả tháng rồi, nhưng anh vẫn chưa đi lại bình thường được, ăn uống, nói chuyện vẫn khó khăn lắm. Mỗi tuần còn phải 2 lần vào Bệnh viện y học cổ truyền làm vật lý trị liệu đây các mẹ. Nhưng tóm lại vẫn còn may chán, còn hơn không cứu được.

Cũng khi về nhà có thời gian thảnh thơi rồi, tôi mới tìm hiểu kỹ cái gọi là ‘thời gian vàng’ như bác sĩ nói. Hóa ra 3 giờ đầu tiên khi phát hiện một người bị đột quỵ là ‘thời gian vàng’ để cấp cứu các mẹ ạ. Điều này rất quan trọng, vì sẽ hạn chế di chứng và nguy cơ không qua khỏi cho người bệnh.

Trong giai đoạn này, cứ một phút trôi đi sẽ có 2 triệu tế bào thần kinh bị loại bỏ dần. Sau 3 giờ, nơi vùng não của người bệnh xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại và rất khó để phục hồi.

Việc phát hiện dấu hiệu đột quỵ kịp thời là cơ hội cứu sống người bệnh

Vậy nên các mẹ ạ, biến cố có thể xảy ra bất cứ ai, bất cứ lúc nào ngay cả đêm ngủ như chồng tôi. Bản thân tôi cũng không dám chắc mình có bao giờ bị hay không.

Nhân tiện qua câu chuyện này, tôi muốn cảnh báo tới mọi người rằng, việc nhận biết dấu hiệu đ ột quỵ rất quan trọng, nhất là dấu hiệu đột quỵ khi ngủ, để không bỏ lỡ ‘thời ‘gian vàng c ấp cứu’ đó các mẹ. Các dấu hiệu này gồm:

Đầu tiên, là rối loạn giấc ngủ: Bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc do bị những cơn đau đầu xuất hiện dai dẳng quấy phá, khiế, cơ thể mệt mỏi và mắc ói…

Việc mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể bạn giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, mệt mỏi và thường xuyên cáu gắt… đây là dấu hiệu bạn bị đ ột quỵ cần chú ý.

Thứ 2, là đau đầu dữ dội và mắc ói: Bởi vì vào ban đêm, khi hoạt động cơ thể của bạn bị giảm sút, độ nhớt của máu cao hơn sẽ dễ hình thành huyết khối và gây ra tình trạng tắc nghẽn máu não, từ đó hình thành cơn đau đầu dữ dội và dai dẳng.

Đáng nói đây là triệu chứng khá nặng và phổ biến ở những người bị đột quỵ, nhất là những người có tiền sử bị đau nửa đầu.

Thứ 3, là hoa mắt chóng mặt: Nếu bạn bị hoa mắt, chóng mặt đột ngột, thì đây là biểu hiện cho thấy sự suy giảm lượng máu lên não bộ, khiến bạn choáng váng, say xẩm mặt mày, nhất là khi đứng lên hoặc ngồi xuống, thậm chí gây té ngã và làm tổn thương đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Thứ 4, là chảy nước dãi một bên: Khi bạn bị thiếu máu và thiếu oxy lên não, sẽ gây ảnh hưởng đến vùng vỏ não, từ đó có thể dẫn đến rối loạn chức năng dưới lưỡi, gây triệu chứng chảy nước miếng một bên, mắt xếch và nhếch miệng.

Đặc biệt là khi bị xơ cứng động mạch và thiếu máu lên não, thiếu oxy trầm trọng, sẽ khiến bạn có thể ngáp ngủ thường xuyên hơn.

Cuối cùng, là cơ thể mệt mỏi, tê cứng mặt và tay chân: Một trong những biểu hiện cảnh báo đ ột quỵ nhiều người gặp phải là thường xuyên bị tê tay chân khi ngủ, nhất là khi xuất hiện ở một bên cơ thể, bạn cần cẩn trọng.

Người bệnh cũng có thể gặp triệu chứng như đột ngột không cầm, nắm vào được các đồ vật.

Ngoài các biểu hiện kể trên, thì bạn cũng cần cảnh giác với các triệu chứng như giảm thị lực bất thường, mắt mờ, cử động khó khăn hoặc liệt 1 bên cơ thể, bị ngọng bất thường, khó phát âm…

Qua câu chuyện của tôi và tất cả những chia sẻ ở trên, mong rằng mọi người đều có thể nhận ra và xử lý kịp thời khi không may bị đ ột quỵ nha.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/phat-hien-chong-bi-dot-quy-ban-dem

Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/9-loai-rau-qua-bom-mau-len-nao-ai-bi-roi-loan-tien-dinh-hay-dau-dau-hoa-mat-chong-mat-nen-an-nhieu-700366.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *