Thực hiện Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 19/03/2025, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – Mã: TCB) sẽ tạm dừng phát hành và ngừng cung cấp dịch vụ thanh toán, rút, chuyển tiền đối với thẻ thanh toán Napas công nghệ từ. Thay vào đó, ngân hàng sẽ chỉ cung cấp dịch vụ giao dịch với các thẻ công nghệ chip, khuyến nghị khách hàng chuyển đổi sang thẻ công nghệ chip.

Ngoài ra, để bảo vệ vệ khách hàng, Techcombank sẽ tạm dừng và ngừng cung cấp dịch vụ đối với các thẻ công nghệ từ do Techcombank phát hành ngay khi phát hiện giao dịch gian lận.

Chính sách này nhằm tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đảm bảo an toàn bảo mật giao dịch cho khách hàng trong bối cảnh tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao ngày càng gia tăng.

Thẻ ATM, thẻ từ, thẻ chip

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – Mã: TCB) sẽ tạm dừng phát hành và ngừng cung cấp dịch vụ thanh toán, rút, chuyển tiền đối với thẻ thanh toán Napas công nghệ từ

Thẻ từ và thẻ chip có gì khác biệt?

Thẻ từ: là thẻ có chứa dải băng từ với nhiệm vụ lưu trữ thông tin đã được mã hóa của khách hàng. Dữ liệu trên thẻ từ được lưu trữ cố định trên dải từ (mặt sau thẻ) và chỉ được mã hóa một lần, vì vậy dễ dẫn đến rủi ro đánh cắp thông tin thẻ và gian lận giao dịch.

Thẻ chip: còn được gọi là “thẻ thông minh,” thẻ có gắn một vi mạch trên bề mặt thẻ và đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thẻ chip và thẻ băng từ. Đối với thẻ chip, dữ liệu giao dịch gồm dữ liệu được lưu cố định tại chip (mặt trước thẻ) và mật mã giao dịch thay đổi theo mỗi giao dịch.

Theo đó, Techcombank khuyến nghị khách hàng nhanh chóng đến các điểm giao dịch gần nhất hoặc liên hệ qua hotline để đổi sang thẻ chip trước ngày 19/3 để tránh gián đoạn giao dịch.

Khách hàng có thể chuyển đổi thẻ công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip hoàn toàn miễn phí theo 3 cách sau:

Cách 1: Chuyển đổi tại quầy giao dịch

Khách hàng mang theo giấy tờ tùy thân còn hiệu lực tới quầy giao dịch gần nhất để đổi thẻ hoàn toàn miễn phí.

Cách 2: Chuyển đổi trên ứng dụng Techcombank Mobile

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng Techcombank, Tại mục thẻ và tài khoản, chọn tài khoản gắn với thẻ từ cần chuyển đổi, nhấn Đăng ký.

Bước 2: Chọn Nâng cấp bên dưới thẻ muốn chuyển đổi. Chọn chi tiết để xem thêm thông tin thẻ.

Bước 3: Nhập thông tin số điện thoại và địa chỉ nhận thẻ để hoàn tất đăng ký. Ứng dụng sẽ cập nhật chi tiết về tình trạng thẻ của bạn. Thẻ mới sẽ được gửi về địa chỉ đã đăng ký.

Cách 3: Chuyển đổi qua tổng đài

Khách hàng gọi lên tổng đài 1800 588 822 và trao đổi với tư vấn viên nhu cầu chuyển đổi thẻ. Sau đó, khách hàng cần cung cấp thông tin cá nhân để xác thực và đăng ký nhận thẻ tại địa chỉ theo nhu cầu.

Techcombank cho biết, ngân hàng chỉ hỗ trợ chuyển đổi thẻ công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip qua 3 phương thức trên. Theo đó, khách hàng cần cảnh giác các hình thức khác (xác thực qua đường dẫn, cuộc gọi hướng dẫn cài đặt ứng dụng hay cung cấp thông tin cá nhân…) để tránh kẻ gian trục lợi.

Nguồn: https://markettimes.vn/loat-ngan-hang-dung-su-dung-the-tu-hang-trieu-khach-hang-muon-giao-dich-lam-the-nao-63542.html

Xem thêm: Ngân hàng cảnh báo hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại

Báo Người đưa tin ngày 25/02 đưa thông tin với tiêu đề: “Ngân hàng cảnh báo hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại” cùng nội dung như sau: 

Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Thanh Hóa đăng tải thông tin cho biết, một người phụ nữ tại Thanh Hóa vì nghe lời đối tượng giả mạo công an, tải app dịch vụ công giả mạo, chụp ảnh 2 mặt thẻ ngân hàng và nhập mã xác nhận. Ngay sau đó, tài khoản của chị lập tức bị trừ 70 triệu đồng.

Chỉ sau 1 vài cuộc điện thoại từ số lạ, tự xưng là cán bộ Công an với lý do hướng dẫn cập nhật điểm giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID giả mạo, chị Lê Thị Liên, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 70 triệu đồng trong tài khoản.

Cụ thể, chị Lê Thị Liên cho biết: “Cài xong app đó, hắn bảo chị đem hết giấy tờ chụp lên cho tôi để tôi đưa lên hệ thống, thế là tôi chụp cả 2 mặt, sau khi chụp thẻ ngân hàng thế là bị hack thẻ ngân hàng. Lúc đó cuống lên nhập mã xác nhận là chuyển lần đầu tiên 70 triệu, sau bàng hoàng mới biết mình bị lừa rồi”.

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, việc giả danh cán bộ Công an, cán bộ Viện kiểm sát, Tòa án Nhân dân hay các cơ quan chức năng khác là thủ đoạn không mới, nhưng để tạo lòng tin, các đối tượng lừa đảo thường xuyên thay đổi “chiến thuật”, bám sát vào các quy định mới, như: tích hợp thông tin cá nhân trên ứng dụng VNeID, hay trừ điểm giấy phép lái xe… để lừa người dân cài đặt ứng dụng giả, từ đó chiếm quyền sử dụng thiết bị thông minh và chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, các thủ đoạn lừa đảo nhắm đến chủ thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng cũng có xu hướng tăng cao, như Lừa đảo mời rút tiền từ thẻ tín dụng, Lừa đảo hỗ trợ đóng phí bảo hiểm thẻ tín dụng hoặc hoàn phí tham gia bảo hiểm, hoặc Lừa đảo mở thẻ tín dụng giả…

Trước đó, các cơ quan chức năng và ngân hàng đã nhiều lần cảnh báo tới người dân thủ đoạn lừa đảo tinh vi của tội phạm công nghệ cao và hướng dẫn giao dịch thẻ, giao dịch ngân hàng trực tuyến an toàn.

Theo ngân hàng BAC A BAN, để tránh thiệt hại về tài sản, khách hàng nên:

– Khách hàng cần hết sức CẢNH GIÁC với các tin nhắn, cuộc gọi, Email yêu cầu truy cập đường link/quét mã QR Code dẫn đến trang web lạ hoặc cung cấp các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng.

– KHÔNG cung cấp thông tin số thẻ, số CVV (ba số bảo mật ở mặt sau thẻ tín dụng) hoặc bất kỳ thông tin cá nhân cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là Nhân viên ngân hàng.

– Tuyệt đối KHÔNG cung cấp mã xác thực OTP/Smart OTP cho bất kỳ ai.

– Khi thanh toán tại cửa hàng, Khách hàng cần trực tiếp quẹt thẻ, tuyệt đối KHÔNG trao thẻ cho nhân viên thu ngân để thanh toán.

– Tắt tính năng thanh toán mua sắm trực tuyến (Online) cho thẻ tín dụng khi không có nhu cầu sử dụng hoặc đăng ký điều chỉnh hạn mức giao dịch phù hợp với nhu cầu thực tế.

– KHÔNG lưu thông tin thẻ, cho phép điền tự động trên các nền tảng thanh toán trực tuyến.

– KHÔNG liên kết thẻ với ví điện tử thiếu kiểm chứng về uy tín.

– KHÔNG cho người khác mượn thẻ dưới bất cứ hình thức nào.

– KHÔNG chụp ảnh/lưu ảnh thẻ trên điện thoại và gửi qua mạng xã hội để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

– KHÔNG sử dụng các dịch vụ rút tiền mặt qua POS, đáo hạn/đảo nợ thẻ tín dụng, giải ngân trên hạn mức thẻ…

Trước đó, báo Vietnamnet ngày 29/04 cũng có bài đăng với thông tin: “Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất sạch tiền trong tài khoản“. Nội dung được báo đưa như sau:

Trước diễn biến mới của tình trạng lừa đảo công nghệ ngày một gia tăng, các ngân hàng liên tục phải cập nhật và đưa ra những cảnh báo mới.

Ngân hàng BIDV vừa cập nhật cảnh báo mới về hiện tượng các đối tượng giả danh cán bộ của các cơ quan Nhà nước, Chính phủ (đặc biệt là cơ quan công an, thuế) gọi điện thoại thông báo khách hàng cần khai báo/cập nhật thông tin tại các ứng dụng của cơ quan Nhà nước (như VNEID, VSSID, eTax,… ), hướng dẫn khách hàng tải ứng dụng giả mạo nhằm chiếm đoạt tài sản.

Sau khi ứng dụng giả mạo được cài đặt vào điện thoại, các đối tượng sẽ tạo ra một số tình huống để người dùng thực hiện các giao dịch như đổi mật khẩu, chuyển khoản lệ phí công,…

Khi khách hàng thực hiện, các ứng dụng giả mạo này sẽ theo dõi và đọc trộm các thông tin mà khách hàng nhập vào toàn bộ các ứng dụng trên điện thoại cũng như các thao tác mà khách hàng thực hiện trên thiết bị (bao gồm cả nguy cơ đánh cắp thông tin trên smartbanking), từ đó cướp quyền điều khiển thiết bị di động cũng như tài khoản của khách hàng.

Hiện tượng được ghi nhận chủ yếu xảy ra với khách hàng sử dụng hệ điều hành Android.

cccd gan chip.jpg
Tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân trong điện thoại.

Nhà băng này khuyến cáo khách hàng đang sử dụng các thiết bị Android tắt các ứng dụng có quyền Hỗ trợ (Accessibility) tại mục “Cài đặt > Hỗ trợ > Ứng dụng đã cài đặt”, đồng thời khuyến cáo khách hàng:

Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play, không cài đặt qua các web/link lạ, tuyệt đối không cung cấp/để lộ thông tin (mật khẩu, mã xác thực,… ) cho bất kỳ ai để tránh bị lợi dụng.

Tuyệt đối không lưu trữ trên thiết bị di động: ảnh chụp chứng minh thư nhân dân (CMTND), căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu cá nhân, số tài khoản ngân hàng, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng.

Luôn cập nhật ứng dụng ngân hàng lên phiên bản mới nhất.

Nắm vững quy định làm việc của các cơ quan Nhà nước, Chính phủ là chỉ hướng dẫn các thủ tục hành chính tại trụ sở làm việc hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, không hướng dẫn qua điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội.

Thông báo ngay cho cơ quan công an gần nhất nếu phát hiện nghi ngờ.

Ngân hàng VietinBank cũng vừa đưa ra khuyến cáo “3 không” và “4 nên” đối với khách hàng nhằm tránh bị kẻ gian lừa đảo tìm cách xâm nhập vào tài khoản.

Theo đó, VietinBank khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không cài đặt phần mềm giả mạo dịch vụ công (Bộ Công an, VNEID, Tổng cục quản lý đất đai, Tổng cục thuế… ) từ các trang web/đường link/QRCode lạ hoặc file APK.

Tuyệt đối không click vào các đường link lạ được gửi qua email/tin nhắn.

Tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật như tên truy cập, mật khẩu, mã OTP… cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả công an hay nhân viên ngân hàng.

Cùng với đó, VietinBank khuyến cáo khách hàng chỉ nên cài đặt phần mềm trên chợ ứng dụng App Store/Google Play/CH Play.

Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, người dùng nên đọc kỹ thông tin trước khi đồng ý tất cả điều khoản, kiểm tra thông tin tác giả (nhà phát triển) và đọc các bài đánh giá về ứng dụng.

Thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn của tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng và website/ứng dụng của ngân hàng.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ lừa đảo nên liên hệ ngay với ngân hàng và cơ quan Công an để được hỗ trợ kịp thời.

Trước đó, VietinBank thông báo và khuyến cáo khách hàng về kênh chính thức đăng ký mở thẻ tín dụng quốc tế, thẻ Eliv3 của VietinBank. Đồng thời,  VietinBank cảnh báo tình trạng kẻ gian mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện hướng dẫn mở thẻ trực tuyến.

“Kẻ gian thường chỉ giới thiệu và dẫn dụ khách hàng thực hiện bằng kênh đăng ký online, sau đó yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin OTP hoặc yêu cầu nộp tiền ngay vào tài khoản với lý do để đảm bảo cho việc mở thẻ tín dụng”, ngân hàng lưu ý.

Do đó, khách hàng cảnh giác trước các cuộc gọi/tin nhắn giả mạo cơ quan chức năng, cán bộ ngân hàng mời phát hành, nâng hạn mức thẻ tín dụng hoặc các dịch vụ tài chính khác.

Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ngan-hang-canh-bao-hinh-anh-tuyet-doi-khong-nen-luu-trong-dien-thoai-a510961.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *