Ngôn ngữ Tiếng Việt là một kho tàng vĩ đại, đa dạng mà ở đó, trẻ sẽ học được vô vàn những kiến thức bổ ích trên hành trình theo đuổi con chữ và chạm đến ước mơ sau này. Học tốt ngôn ngữ là một lợi thế rất lớn đối với trẻ, đó là lý do mà các bậc phụ huynh và trường học đều đề cao giáo dục môn Tiếng Việt cho học sinh.

Có rất nhiều dạng bài tập, kiến thức để trau dồi trình độ ngôn ngữ cho trẻ, ví dụ như một bài kiểm tra Tiếng Việt được cô giáo giao cho học sinh tiểu học từng viral trên các nền tảng mạng xã hội, và thu hút sự quan tâm của nhiều người ngay sau khi nó được chia sẻ.

Cụ thể, bé lớp 3 đã nhận được đề bài kiểm tra từ giáo viên với đề bài: “Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu sắc mà vẫn giữ nguyên nghĩa?”. Một câu hỏi tưởng đơn giản, nhưng thực tế lại đòi hỏi học sinh phải tư duy, phân tích và có một lượng từ vựng phong phú thì mới có thể đưa ra được đáp án chính xác nhất.

Cô giáo ra đề “Từ nào bỏ dấu sắc vẫn giữ nguyên nghĩa”, đáp án của bé tiểu học nhận điểm 10 tuyệt đối - 1

Ở phần bài làm của mình, bé tiểu học đã đưa ra câu trả lời như sau: “Chữ tứ bỏ dấu sắc thì thành chữ tư, vẫn là số 4”. Nhận được đáp án từ học sinh, cô giáo ngay lập tức cho nhóc tỳ điểm 10 tròn trĩnh, không những thế cô còn để lại lời phê khiến học sinh hãnh diện: “Em thông minh hơn cô tưởng tượng!”. 

Dù không biết thực hư ra sao, nhưng dân tình sau khi thấy bài kiểm tra Tiếng Việt này cũng phải dành những lời “có cánh” cho bé tiểu học. Một số người lớn còn thừa nhận, họ đã mất rất nhiều thời gian để tìm ra đáp án, thậm chí có người còn lắc đầu chịu thua huống hồ gì là trẻ nhỏ. Điều này càng chứng minh, bé tiểu học có tư duy nhanh nhạy, nhờ vậy mà nhóc tỳ mới đưa ra được câu trả lời thuyết phục như thế.

Trong quá trình học ngôn ngữ, những câu đố mẹo như trên quả thực cần được tích cực phát huy, bởi lẽ, với những bài tập này, trẻ sẽ được kích thích tư duy, khả năng sáng tạo, từ đó khiến bé nhanh nhạy và thông minh hơn. Để học tốt và đạt được điểm số cao ở những dạng bài thế này, đòi hỏi trẻ phải có một lượng từ vựng phong phú và điều đó sẽ được tích luỹ trên hành trình học vấn của trẻ.

Bên cạnh đó, để trẻ nâng cao vốn từ vựng tiếng Việt, có một số biện pháp sau đây mà cha mẹ có thể áp dụng:

1. Đọc sách cùng trẻ

Đọc sách là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp trẻ nâng cao vốn từ vựng. Cha mẹ có thể chọn những cuốn sách phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ, từ truyện cổ tích, sách tranh cho đến sách giáo khoa. Trong quá trình đọc, cha mẹ nên dừng lại để giải thích những từ mới, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và thảo luận về nội dung. Việc này không chỉ giúp trẻ tiếp thu từ mới mà còn phát triển khả năng phân tích và tư duy phản biện.

2. Sử dụng Flashcards

Flashcards (thẻ từ) là công cụ học tập thú vị và hiệu quả. Cha mẹ có thể tạo ra các thẻ từ với hình ảnh minh họa và từ vựng liên quan. Việc chơi các trò chơi với flashcards, như tìm từ hoặc ghép từ với hình ảnh, sẽ giúp trẻ ghi nhớ từ vựng một cách tự nhiên và vui vẻ. Điều này cũng khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào quá trình học tập.

3. Khuyến khích trẻ viết nhật ký

Viết nhật ký là một cách tuyệt vời để trẻ thực hành ngôn ngữ. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ viết về những trải nghiệm hàng ngày, cảm xúc và suy nghĩ của mình. Việc này không chỉ giúp trẻ củng cố từ vựng mà còn phát triển khả năng viết lách và trình bày ý tưởng. Để tăng cường hiệu quả, cha mẹ có thể cùng trẻ đọc lại nhật ký và hướng dẫn cách sử dụng từ vựng phong phú hơn.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

4. Chơi các trò chơi ngôn ngữ

Các trò chơi ngôn ngữ như đố từ, trò chơi ghép từ, hoặc những trò chơi tương tác khác có thể giúp trẻ học từ vựng một cách thú vị. Cha mẹ có thể tổ chức các cuộc thi nhỏ trong gia đình, nơi trẻ có cơ hội sử dụng từ mới và nhận phản hồi ngay lập tức. Những hoạt động này không chỉ tạo ra không khí vui vẻ mà còn khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào việc học.

5. Khuyến khích giao tiếp với người khác

Việc giao tiếp thường xuyên với người lớn và bạn bè giúp trẻ thực hành và mở rộng vốn từ vựng. Cha mẹ có thể tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm, câu lạc bộ hoặc các lớp học ngoại khóa. Khi trẻ được khuyến khích nói chuyện và diễn đạt ý kiến của mình, chúng sẽ có cơ hội sử dụng từ mới và cải thiện khả năng ngôn ngữ.

6. Sử dụng công nghệ hỗ trợ học tập

Trong thời đại công nghệ, cha mẹ có thể tận dụng các ứng dụng và trang web học tập để giúp trẻ mở rộng từ vựng. Nhiều ứng dụng cung cấp trò chơi và bài học ngôn ngữ hấp dẫn, giúp trẻ học từ mới một cách hiệu quả. Điều này không chỉ tạo động lực cho trẻ mà còn giúp chúng tiếp cận với phương pháp học hiện đại.

Xem thêm: Con tính 10-3-2=5, cô giáo gạch sai cả bài toán, mẹ bức xúc đã đời rồi ngượng ngùng nhận sai

Đã qua rồi cái thời cộng, trừ, nhân, chia chỉ đơn giản là công thức khuôn mẫu, áp dụng rồi cho tính ra kết quả. Học sinh bây giờ ngoài kiến thức căn bản của các môn học, còn phải biết vận dụng phân tích đối với những bài tập nâng cao để rèn luyện khả năng giải quyết một bài toán khó, đòi hỏi tư duy.

Một số bài tập toán tư duy được thiết kế để giúp các em dần hoàn thiện những kỹ năng tính toán này. Tuy nhiên, vì có những bài tập khá lạ lẫm với cha mẹ học sinh nên đôi khi vì bất đồng mà xảy ra những tình huống làm mất đi mối tương giao tốt đẹp giữa phụ huynh, học sinh và giáo viên.

Có một câu chuyện diễn ra tại lớp học toán cấp tiểu học ở Trung Quốc. Người kể câu chuyện này cũng là một trong những nhân vật chính.

Hôm ấy, con trai của chị về nhà đưa ra bài tập toán bị cô giáo gạch sai. Đề bài như sau: “Có 10kg muối, ăn 3 trước 3kg, sau đó ăn thêm 2kg. Tổng cộng thiếu bao nhiêu kg muối?

hình ảnh

Ảnh minh họa: douyin

Bài giải của con chị là lấy 10 – 3 – 2 = 5 (kg). Người mẹ chỉ nhìn phép tính của con nên càng hoang mang cho rằng cô giáo đã nhầm lẫn trong lúc chấm bài nên mới gạch sai toàn bộ bài toán giải của con trai mình. Vì bức xúc, chị đã tìm gặp để chất vấn cô giáo ngay. Tuy nhiên, cô giáo lại rất điềm tĩnh, khẳng định mình không hề nhầm lẫn gì trong lúc chấm bài. Bài toán em học sinh làm cho kết quả không sai nhưng đặt phép tính không đúng và cả bài toán vì vậy chưa đúng.

Theo lời giáo viên, đề bài toán quá rõ yêu cầu tìm gì nhưng do em học sinh không đọc kĩ đề, không phân tích các dữ liệu để đưa ra phép tính đúng.

Bài toán đúng cô giáo đưa ra là: 3 + 2 = 5 (kg) vì bài toán chỉ hỏi thiếu bao nhiêu kg muối. Nếu bài toán hỏi còn thừa bao nhiêu kg muối thì khi đó bài giải như con trai của vị phụ huynh đưa ra ở trên sẽ đúng.

Đây là bài toán có dữ liệu tổng lượng muối ban đầu là 10kg nhưng khi giải không dùng để đặt phép tính mà là dùng nó để phân tích bài giải. Nó là yếu tố phân loại học sinh, đòi hỏi phải cẩn thận, không được hấp tấp, vội vàng mà hiểu sai yêu cầu của đề. Đồng thời bắt buộc học sinh phải vận dụng tư duy để giải chứ không chỉ học vẹt, làm theo dạng bài mẫu quen thuộc.

Khi nghe cô giáo phân tích đến mức này, từ chỗ bức xúc, người mẹ ngượng ngùng vì đã quá vội vàng kết luận cô giáo nhầm lẫn. Cô giáo thì ngược lại, không trách phụ huynh, còn nhẹ nhàng giải thích: “Dù kết quả của con không sai nhưng cách giải quyết yêu cầu bài toán chưa đúng. Vì vậy nên cô không thể chấm đúng cho con được.”

Đúng thật, vì con số đề ra trùng hợp cho kết quả đúng là 5 nhưng nếu không phải may mắn ngẫu nhiên mà là những con số khác được thay vào bài toán thì chắc chắn bài giải của bé trai kia sẽ cho kết quả khác.

hình ảnh

Ảnh minh họa: Zhihu

Là cha mẹ, khi đồng hành cùng con trong quá trình học tập, nếu kết quả của con không như mong đợi, đừng bao giờ vội vàng quy kết thầy cô giáo có lỗi và luôn khẳng định con mình đúng. Trước khi phán xét đúng, sai, cần phân tích kỹ lưỡng. Điều này sẽ tránh được những bực dọc thừa thải tự rước vào mình, càng không phải vướng vào tình huống phải cúi mặt ngượng ngùng khi hóa ra người không đúng là mình và con, chứ không phải thầy cô giáo.

Khi được đứng trên bục giảng, thầy cô giáo trước hết phải là những người có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Các thầy cô được đào tạo với chương trình cập nhật mới, phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Những kiến thức đó có thể từ thời của cha mẹ chưa được áp dụng hoặc nếu có cũng không phổ biến. Muốn trực tiếp dạy con, cha mẹ phải chủ động tiếp thu và tìm tòi những phương pháp học tập hiệu quả, những kiến thức phù hợp với thời đại.

Khi giám sát trẻ hoàn thành bài tập, bố mẹ đừng nhìn chằm chằm vào bài tập sai của trẻ mà chỉ trích. Một số cha mẹ ngay khi phát hiện con làm bài sai thì tỏ ra sốt ruột, yêu cầu con phải sửa đáp án ngay. Cách làm này không những không giúp trẻ tự nhìn ra lỗ hổng của mình để rút kinh nghiệm mà còn gây áp lực tâm lý khiến trẻ sợ học. Cách đúng phải làm là hỏi xem con nắm nội dung bài tập đến đâu, sau đó để con tự sửa lỗi sai của mình. Khi con cần chấm bài, cha mẹ sẽ kiểm tra lại cho con xem đã đúng chưa. Nếu con đã tìm được hướng giải đúng nên khích lệ con bằng một lời khen hoặc lời cổ vũ. Khi con vẫn chưa làm đúng, hãy khuyến khích con kiên nhẫn tư duy thay vì trách mắng. Dù con sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để tìm tòi cách giải đúng sau lần giải sai nhưng đó mới là cách học tập đúng, giúp trẻ nhớ lâu và nảy ra những ý tưởng tìm tòi mới.

Nguồn: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/con-lam-toan-10-3-25-bi-co-giao-gach-sai-me-thac-mac-thi-tam-phuc-vi-loi-giai-a595481.html

 

Nguồn: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/co-giao-ra-de-tu-nao-bo-dau-sac-van-giu-nguyen-nghia-dap-an-cua-be-tieu-hoc-nhan-diem-10-tuyet-doi-a615866.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *