4 dấu hiệu khi đi bộ cảnh báo cơ thể bạn không khỏe
Thường bị chóng mặt, nhức đầu khi đi bộ: Nếu bạn đi bộ và luôn cảm thấy khó chịu, bởi những cơn hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu trong lúc đi bộ thì bạn nên cảnh giác với các bệnh lý nội sọ. Đặc biệt, những hiện tượng này nó có thể dẫn tới xuất huyết não, nhồi máu não và đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Do cơ thể thiếu máu não và thiếu oxy nên sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, nhức đầu khi đi bộ.
Cảm thấy tức ngực, khó thở khi đi bộ: Đi bộ là một hoạt động bình thường của mỗi con người. Nhất là khi bạn đi bộ dù chỉ một quãng đường ngắn nhưng vẫn luôn cảm thấy tức ngực, lúc này chúng ta phải cảnh giác với bệnh tim, trong đó thường gặp nhất là những cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành tim dễ gây ra khi sinh hoạt. Hơn nữa đây cũng là một dấu hiệu đặc trưng của những người mắc bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi… Lúc này, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Thường bị đau nhức các khớp khi đi bộ: Trong các môn thể thao thì đi bộ tuy là một môn thể dục nhẹ nhàng nhưng cần có sự phối hợp của các khớp xương toàn thân, đặc biệt là khớp gối và cột sống thắt lưng, nếu cảm thấy đau nhức xương khớp khi đi bộ, bạn phải cảnh giác với bệnh khớp.
Thường cảm thấy đau bụng khi đi bộ: Nếu như khi bạn đi bộ luôn có cảm giác đau bụng, chướng bụng, một số bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa sẽ thấy đau bụng, chướng bụng khi nhu động tiêu hóa tăng lên khi đi bộ.
Chuyên gia cảnh báo thói quen tốt giúp khỏe mạnh sống thọ
Ngủ đủ giấc mỗi đêm: Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nhiều lý do – giấc ngủ báo hiệu cơ thể bạn giải phóng hormon và các hợp chất giúp quản lý cơn thèm ăn, duy trì hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện trí nhớ. Trung bình mỗi người trưởng thành cần ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày để có một sức khỏe dẻo dai ít bệnh tật.
Ăn sáng đầy đủ: Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, vì nó cung cấp năng lượng cho cả ngày làm việc và học tập. Cuộc sống ngày càng nhiều áp lực và eo hẹp về thời gian, nhiều người bỏ qua bữa sáng mà không biết rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc do đầu óc thiếu minh mẫn.
Uống đủ lượng nước: Nước chiếm khoảng 60-70% cơ thể chúng ta, vì vậy bạn phải luôn bổ sung thêm nước. Khi ra mồ hôi thì cơ thể bạn sẽ mất rất nhiều nước, do đó bạn cần phải uống nước để bù lại. Lượng nước mà bạn cần uống có thể được tính dựa theo cân nặng của bạn. Nếu bạn đang tập thể dục, bạn sẽ cần phải tăng lượng nước uống để cân bằng với lượng mồ hôi mà cơ thể bạn toát ra.
Xem thêm: 45-59 tuổi là thời kỳ quyết định tuổi thọ: 3 chỗ quý nhất cơ thể cần được bảo vệ nếu muốn sống lâu
Khoảng thời gian từ 45-59 tuổi, cơ thể lão hóa, sức khỏe không còn tốt. Đây là giai đoạn mà con người phải đối mặt với nhiều bệnh mạn tính hơn. Đây cũng chính là lý do vì sao độ tuổi này được coi là thời điểm quyết định của tuổi thọ.
Trong giai đoạn này, cơ thể con người cần được bảo vệ, chăm sóc cẩn thận. Có 3 bộ phận cần được bảo vệ nếu muốn sống lâu trăm tuổi.
Mạch máu
Các mạch máu tuy nhỏ bé nhưng chúng tạo thành một hệ thống phức tạp, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Sau tuổi 45, nguy cơ bị tắc nghẽ mạch máu não, nhồi máu cơ tim gây ra đột quỵ rất cao. Vì vậy, chúng ta cần chú ý bảo vệ sức khỏe của mạch máu.
Để bảo vệ mạch máu, chúng ta cần:
Ăn ít các thực phẩm có hại
Những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều muối, nhiều đường đều có tác động trực tiếp tới mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu. Nên tăng cường rau xanh, hoa quả để giảm độ xơ cứng của mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Uống đủ nước
Cơ thể cần nước để quá trình vận chuyển máu diễn ra trơn tru. Bổ sung nước đúng cách giúp giảm độ nhớt của máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Người trưởng thành cần uống ít nhất 2 lít nước/ngày và nên uống từ từ để cơ thể hấp thụ tốt.
Luôn lạc quan
Không chỉ cần chú ý đến các thói quen sinh hoạt, con người phải quan tâm điều chỉnh cảm xúc. Tránh các trường hợp kích động quá mức để đề phòng những tai nạn như đứt mạch máu não.
Thận
Thận là bộ phận làm nhiệm vụ chuyển hóa chất thải, sản xuất nước tiểu, ổn định nội tiết, đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
Chúng ta cần bảo vệ thận bằng cách:
Không nhịn tiểu
Nhịn tiểu lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng của bàng quang, tăng khả năng nhiễm trùng tiết niệu. Nhịn tiểu khiến nước tiểu tích tụ lại quá nhiều và trào ngược lên bể thận, làm hỏng chức năng thận.
Không lạm dụng trà đặc
Uống trà đặc thường xuyên sẽ gây hại cho thận. Trà đặc chứa nhiều florua mà thận lại là cơ quan chính đảm nhận việc bài tiết chất này. Khi lượng florua đi vào cơ thể vượt quá khả năng bài tiết của thận thì chức năng của thận sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chân
Khi cơ thể lão hóa, đôi chân là bộ phận già đi đầu tiên. Sau tuổi 45, các cơ và xương của chân sẽ suy giảm. Trong khi đó, chân phải nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Nó còn chứa nhiều dây thần kinh kết nối trực tiếp với các cơ quan nội tạng. Vì vậy, đôi chân là bộ phận mà chúng ta cần quan tâm, chăm sóc và bảo vệ khi bước vào độ tuổi trung niên.
Đẻ bảo vệ đôi chân, bạn có thể ngâm chân bằng nước ấm mỗi tối để thúc đẩy tuần hoàn máu. Vận động nhẹ nhàng để thư giãn cơ bắp, xương khớp, duy trì độ dẻo dai của cơ thể.
Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/45-59-tuoi-la-thoi-ky-quyet-dinh-tuoi-tho-khong-phai-tim-gan-phoi-day-moi-la-3-cho-quy-gia-nhat-co-the-can-duoc-bao-ve-neu-muon-song-lau-162211710223720606.htm