Bé Vũ Văn Trung năm nay 13 tuổi, quê ở Sóc Sơn, Hà Nội đã mắc bệnh hư thận từ năm 7 tuổi.

Năm 2020, khi được điều trị theo đơn của bác sĩ, bé đáp ứng thuốc rất tốt. Tuy nhiên vì bố mẹ bé nghe người hàng xóm mách mua thuốc nam về uống là chữa được hết bệnh nên bỏ thuốc bác sĩ kê, đi mua thuốc nam về cho bé uống.

Bé Trung được gia đình cho uống loại thuốc này khoảng 1 tuần thì tình trạng phù tăng lên nhanh chóng, người mệt mỏi. Lúc này, gia đình mới tá hỏa đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.

Sau đó, bệnh nhân Trung phải được lọc máu do suy thận kèm tình trạng phù nặng không đáp ứng điều trị kèm theo nhiễm trùng viêm mô tế bào, viêm phúc mạc do biến chứng của hội chứng thận hư.

Theo TS.BS Nguyễn Thu Hương- Trưởng Khoa Thận- Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: Bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân mắc chứng suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hormone do thận sản xuất.

1103_ghep_than

Trong đó, có nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh với tình trạng rất nặng do cha mẹ tự ý điều trị hoặc chữa bệnh theo kiểu mách nhau, truyền miệng kinh nghiệm hay lên mạng đọc rồi chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc…

Chính vì vậy, các bậc cha mẹ không nên tin tưởng những lời quảng cáo của các lang băm mà hại con cái của mình.

Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu nhận biết bệnh thận

Thay đổi khi đi tiểu: Một trong những dấu hiệu giúp bệnh nhân nhận biết được mình đang mắc bệnh thận là những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…

Cơ thể bị phù: Khi thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt…

Bạn thấy mệt mỏi: Khi cơ thể bạn có quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Nhưng khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.

Đừng cho con trẻ uống thuốc nam thuốc bắc không rõ nguồn gốc

Bạn thấy ngứa: Khi chứng năng thận của bạn hư hỏng, nó sẽ không thể loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu được gọi là chứng urê huyết có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

(*) Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Xem thêm: Bé trai 1 tuổi ra đi sau 4 ngày sốt vì mắc tay chân miệng: Phòng khám tư chẩn đoán viêm họng cấp

Căn bệnh đã khiến cho nhiều em bé không còn cơ hội sống. Mong rằng qua câu chuyện này, các bậc bố mẹ 1 lần nữa sẽ tự nhắc nhở mình phải cẩn thận hơn với các triệu chứng bất thường của con.

Sự việc của em bé 1 tuổi này đã được báo chí đăng tải, mình chia sẻ lại ở đây cho tất cả cùng tham khảo nhé!

Ngày 30/5, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đắk Lắk, địa bàn này vừa ghi nhận một bé trai không thể qua khỏi vì bệnh tay chân miệng.

Bé trai không may mắn này sinh năm 2022, tức là mới được khoảng 1 tuổi, bé trú tại phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk.

Bắt đầu từ ngày 19/5, bé trai này khởi phát các triệu chứng như sốt cao 39 độ C, ho khan ít. Khi đó, gia đình đã đưa bé đi khám tại phòng khám tư nhân với chẩn đoán viêm họng cấp và được kê thuốc hạ sốt 3 lần/ngày.

hình ảnh

Trẻ bị nổi nốt có thể là do tay chân miệng, ảnh: LDS

Cho tới ngày 21/5, bé trai có biểu hiện sốt cao kèm theo nhiều cơn giật mình. Đến ngày 22/5, tình trạng sức khỏe bé yếu đi, rơi vào trạng thái li bì và được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, thị xã Buôn Hồ. Cũng ngay trong ngày hôm đó, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Tại đây, bé A. được các bác sĩ chẩn đoán bị suy hô hấp độ 4, sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, theo dõi bệnh tay chân miệng, viêm não màng não, viêm cơ tim cấp.

Đến 15h30 cùng ngày hôm đó, bệnh nhi đã trút hơi thở cuối cùng với chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, tổn thương đa cơ quan, bệnh tay chân miệng độ 4, theo dõi viêm cơ tim cấp.

Vậy là em bé 1 tuổi đã mãi mãi ra đi vì mắc tây chân miệng!

Mong rằng tất cả các bố mẹ sau này sẽ cẩn trọng hơn với các triệu chứng bất thường của trẻ. Bệnh tay chân miệng là do vi rút gây ra nên rất dễ lây và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nhất là trong thời điểm hiện tại có thể nói là thời điểm bệnh đang vào mùa nên người lớn khi chăm sóc trẻ cần hết sức lưu ý với các triệu chứng sau để đưa trẻ đi khám chữa kịp thời.

hình ảnh

Theo các biểu hiện của trẻ để phát hiện bệnh kịp thời, ảnh: LDS

Trẻ mắc tay chân miệng sẽ thường có biểu hiện đầu tiên là sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu sốt cao không hạ có thể là do bệnh nặng.

Sau đó, trẻ sẽ xuất hiện các tổn thương ở da như mụn nước, thường ở các vị trí như họng, miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối…Đi kèm là các biểu hiện như bé quấy khóc, mệt mỏi, bỏ ăn, có thể bị tiêu chảy.

Các biểu hiện trẻ mắc tay chân miệng nặng hơn là quấy khóc dai dẳng, thậm chí cứ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc,cả đêm không ngủ. Đây là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm chứ không phải do bé khó chịu vì các nốt đau trên người như nhiều người vẫn nghĩ.

Thêm vào đó, trẻ có thể sốt cao không hạ. Sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Đây là do quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn, đó là các chế phẩm có Ibuprofen. Chú ý không nên tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đặc biệt, khi trẻ có biểu hiện giật mình cũng cho thấy bệnh đã tiến triển nặng, gây ra tình trạng nhiễm độc thần kinh. Bố mẹ có thể phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Nói chung bệnh tay chân miệng là bệnh diễn ra hàng năm, trong số nhiều trẻ có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần thì vẫn có những trẻ gặp biến chứng nặng, thậm chí là không qua khỏi. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện con có các biểu hiện bất thường bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế có chuyên môn để được điều trị kịp thời.

Nguồn: https://thanhnien.vn/dak-lak-be-trai-1-tuoi-tu-vong-vi-benh-tay-chan-mieng-185230530162837895.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *