Vừa qua, bác sĩ Đoàn Bình, trưởng khoa Ung bướu của Bệnh viện Nhân dân số 1 thành phố Thành Đô (Trung Quốc) cho biết, cô bé này tên Tuệ Nhi, là bệnh nhân ung thư nhỏ tuổi nhất ở bệnh viện, điều này chứng tỏ rằng, thời gian phát triển bệnh ung thư ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Trao đổi với bác sĩ, mẹ cô bé nói, gia đình không có ai có tiền sử bệnh ung thư gan, bình thường sức khỏe của cô bé rất tốt, trừ việc từ nhỏ thích ăn mì ăn liền, thịt hun khói, xúc xích, uống coca…

“Cô bé ở trong bệnh viện của chúng tôi nửa năm, nhưng rất tiếc là sau đó đã không qua khỏi”, bác sĩ Đoàn Bình nói. Ông cũng chia sẻ lý do cô bé bị ung thư gan, có liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh.

Không chỉ ở trẻ em, rất nhiều người trưởng thành cũng không thể ngăn chặn được sự cám dỗ của đồ ăn vặt. Có rất nhiều người không thích ăn bữa chính, nhưng lại thích ăn vặt, trên đường đi làm cũng ăn, khi đang làm việc cũng ăn, tan ca về nhà cũng vừa ăn vừa xem ti vi. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cơ thể.

Theo một báo cáo khảo sát về lượng phụ gia thực phẩm của trẻ em tại 9 thành phố ở Trung Quốc do tổ chức phi lợi nhuận “iearth-Love the Earth” phát hành, 8 loại đồ ăn vặt mà trẻ em thường ăn có chứa nhiều chất phụ gia nhất.

Đời sống - Bé gái 5 tuổi ung thư giai đoạn cuối, bài học cảnh tỉnh cha mẹ

Bé đã qua đời sau những ngày tháng chống chọi với bệnh tật (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo, cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ tiêu thụ đồ ăn nhẹ có chứa chất phụ gia hơn 3 lần một ngày và 6% trẻ uống hơn 3 chai đồ uống có đường (không bao gồm nước khoáng và trà tự pha) mỗi ngày. Vào mùa hè, 26% trẻ em ăn kem mỗi ngày.

Cuộc điều tra cũng tiến hành thống kê lấy mẫu về danh sách thành phần và phụ gia thực phẩm có trong 489 loại thực phẩm thuộc 33 loại. Trong đó, mì gói, trà sữa, khoai tây chiên, xúc xích, bánh ngọt và các loại thực phẩm khác chứa nhiều chất phụ gia nhất.

Từ sự việc nhiều trẻ em mắc bệnh ung thư khi còn trẻ, các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo những thức ăn trẻ nên tránh xa:

Nước ngọt, đồ uống thể thao: Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em dưới 1 tuổi không được phép uống nước ngọt, các trẻ lớn hơn thì được phép, nhưng số lượng nên được giới hạn. Nước ngọt và đồ uống thể thao nguy hiểm bởi có chứa dầu thực vật brôm, có thể dẫn đến nhiễm độc brôm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, da và trí nhớ của trẻ. Thêm nữa, cả hai loại đồ uống này đều có chứa một lượng lớn đường và calo, dễ khiến trẻ bị sâu răng cũng như không cung cấp bất cứ vitamin hay khoáng chất nào.

Mật ong: Mật ong vốn vẫn được biết đến là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên lại vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ ở tuổi mới biết đi và nhỏ hơn, kể cả là mật ong thô hay là đã trải qua nhiều quy trình chế biến. Nhiều vi khuẩn có độc có chứa trong mật ong có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch chưa được phát triển toàn diện, gây yếu cơ hoặc các vấn đề về hô hấp khác.

Sau 1 tuổi, trẻ có thể sử dụng mật ong và đó là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Tuy nhiên, trước 1 tuổi, trẻ nên sử dụng các loại hoa quả làm nguồn vitamin và dinh dưỡng.

Sốt cà chua đóng hộp và các loại sản phẩm đóng hộp khác: Bisphenol-A (BPA) là một chất độc có thể tìm thấy từ các nguyên liệu đóng gói bằng nhựa, và một lượng lớn hơn nhiều có thể tìm thấy trong các loại đồ ăn đóng hộp. Chất độc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở trẻ, đặc biệt là hệ sinh sản, não bộ và có thể dẫn đến ung thư.

Đời sống - Bé gái 5 tuổi ung thư giai đoạn cuối, bài học cảnh tỉnh cha mẹ (Hình 2).

Vậy nên, mỗi khi bạn muốn làm món mỳ ý với sốt cà chua, hãy tìm các loại sốt được chứa trong các bình thủy tinh trong siêu thị, hoặc tốt hơn là hãy tự làm bằng cà chua tươi.

Xúc xích hay các loại thịt được chế biến sẵn: Xúc xích hay các loại thịt được chế biến sẵn cũng là thực phẩm cần phải được hạn chế. Một nghiên cứu thuộc Cộng đồng Ung thư Hoa Kỳ cho thấy ăn 50 gam thịt chế biến sẵn mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng thêm 18%. “Chúng ta cần hạn chế tối đa thịt chế biến sẵn để giảm nguy cơ ung thư đường ruột, và đồng thời giảm các nguy cơ gây ung thư khác”, tổ chức này cho biết.

Một sự thay thế ưu tú hơn nhiều là các sản phẩm có nguồn gốc từ cá. Ngay cả là đối với đồ ăn nhanh, cá vẫn tốt hơn nhiều so với thịt.

Kẹo cao su: Kẹo cao su thông thường chưa bao giờ là lựa chọn tốt dành cho trẻ nhỏ. Thứ nhất, kẹo cao su chứa một lượng đường lớn có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng của trẻ, gây ra sâu răng. Những loại kẹo cu khác không chứa đường thì lại thường chứa sorbitol, có thể gây tiêu chảy. Nhưng điều nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ vẫn là vô tình nuốt kẹo cao su. Điều này trước tiên có thể khiến trẻ bị nghẹn, khó thở nếu nuốt một miếng kẹo lớn. Còn khi nuốt nhiều miếng kẹo nhỏ liên tiếp, trẻ có thể bị tắc đường ruột.

Thay vào đó, bạn có thể chọn cho trẻ các món ăn để nhai khác như cà rốt, dưa chuột. Hoặc nếu như bạn vẫn chọn kẹo cao su, hãy cân nhắc chọn kẹo cao su được làm từ xylitol.

Xem thêm: 12 dấu hiệu sớm chính là UT ở trẻ em: Mẹ nên biết trước, đợi con kêu đau thì đã muộn

Cách đây gần 3 năm khi con trai mới hơn 2 tuổi của tôi đột nhiên bị chảy máu cam nhiều lần trong ngày, cứ thế kéo dài đến gần 1 tuần mà lúc đầu tôi còn nghĩ chắc do nóng trong cơ, nên mua nhiều cam cho con uống mà không thấy đỡ.

Đến khi thấy trên chân con xuất hiện vài vết bầm tím khá lớn mà không phải do con ngã hay va đập gì cả, tôi mới vội vã đưa vào bệnh viện khám, thì bác sĩ bảo con bị ung thư máu. Lúc này 2 vợ chồng tôi thực sự suy sụp và thương con vô cùng.

hình ảnh

Nhưng cũng may ung thư mới còn ở giai đoạn sớm, bác sĩ nói vẫn điều trị được nên tôi quyết tâm bằng giá nào cũng phải chữa cho con các mẹ ạ. Những ngày sau đó là những cuộc hành trình chữa bệnh đầy khó khăn và nước mắt khi phải chứng kiến con phải chịu sự hành hạ của bệnh tật. Con cũng không đi học mà phần lớn thời gian ở trong viện.

Con đã mạnh mẽ trải qua nhiều lần hóa trị và không biết bao nhiêu mũi tiêm truyền lên cơ thể bé bỏng. Con ngày càng suy kiệt, làn da xám xịt và mệt mỏi vì không ăn uống được nhiều, cho dù tôi luôn cố gắng tầm bổ bằng mọi thứ có thể mua được.

Kinh tế cũng kiệt quệ vì chi phí điều trị, mà chỉ có chồng lo gánh vác vì tôi phải nghỉ làm vào viện cùng con các mẹ ạ.

Cũng trong những ngày cùng con chiến đấu trong bệnh viện, ngoài cậu con trai bé bỏng và mấy bệnh nhân tí hon khác nằm cùng phòng, thì chiếc điện thoại là người bạn luôn bên cạnh tôi. Mỗi khi con ngủ, tôi lại tranh thủ lên mạng tìm kiếm các thông tin về căn bệnh con đang mắc phải để biết cách chăm sóc tốt hơn. Giờ bệnh của con cũng có tiến tốt rồi nên tâm trạng tôi cũng bớt căng thẳng các mẹ ạ.

Cũng trong quá trình này tôi thấy 1 tờ báo chia sẻ cảnh báo của bác sĩ chuyên khoa ung thư nhi Colin Moore về những dấu hiệu ung thư ở trẻ em đấy ạ. Đây là vị bác sĩ không chỉ có kinh nghiệm nhiều năm trong việc điều trị ung thư cho trẻ mà chính anh cũng từng trải qua điều đó đấy các mẹ ơi.

Theo thông tin này thì cách đây 22 năm, bản thân bác sĩ Moore cũng được chẩn đoán mắc ung thư mô mềm bắt nguồn từ chân và đã di căn đến não khi mới 16 tuổi. Sau khi trải qua việc phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liều cao và cấy ghép tủy, cho tới nay bác sĩ Moore may mắn đã khỏi bệnh.

Theo bác sĩ Moore, chìa khóa để phát hiện sớm bệnh ung thư ở trẻ em là nhận thức được các triệu chứng kéo dài, hoặc qua một loạt dấu hiệu thể chất đấy các mẹ ơi.

Mặc dù tình trạng ung thư ở trẻ em không nhiều nhưng việc phát hiện bệnh sẽ khó khăn hơn.

Bởi vậy, khi thấy một số dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư ở trẻ em dưới đây, bác sĩ Moore khuyên các mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt đấy các mẹ ơi!

Dễ bị bầm tím, chảy máu, hoặc chảy máu cam thường xuyên: Ung thư máu

Hiệp hội Ung thư Mỹ cảnh báo, bệnh bạch cầu là bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm 1/3 trường hợp chẩn đoán ung thư ở trẻ em. Các dấu hiệu của bạch hầu bao gồm: dễ chảy máu, chảy máu cam thường xuyên, dễ bị bầm tím hoặc vết bầm tím lớn bất thường.

Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng này có thể do việc thiếu tiểu cầu, các tế bào gây đông máu thường bị tiêu diệt bởi bệnh bạch cầu.

Khối u ở bụng không đau: Ung thư thận

Nếu khi tắm cho con mà bố me thấy bé có 1 khối ở bụng nhưng không đau, hãy cảnh giác vì đây là biểu hiện của khối u Wilms, hoặc u nguyên bào thận (một loại ung thư thận).

Đây là khối u trong ổ bụng phổ biến nhất ở trẻ em, chúng có thể phát triển rất lớn trước khi chúng được nhận thấy.

Mệt mỏi kéo dài: Dấu hiệu nhiều bệnh ung thư

Đây có thể là biểu hiện phổ biến của một số bệnh ung thư ở trẻ em. Chẳng hạn như bệnh ung thư máu khiến trẻ mệt mỏi do thiếu máu, thiếu hụt hồng cầu.

Sụt cân bất thường không rõ nguyên nhân: Ung thư máu

Nếu như bé đột ngột bị giảm cân không rõ lý do, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên. Bởi vì đây là giai đoạn mà hầu hết cha mẹ đều ít quan tâm đến sự phát triển chiều cao hay cân nặng của con, bởi vậy sẽ rất dễ bỏ qua dấu hiệu ban đầu của ung thư máu là vì vậy.

Tình trạng sụt cân này xảy ra do các tế bào ung thư có thể chiếm đoạt quá trình trao đổi chất của cơ thể, chiếm dụng calo cho sự phát triển của cơ và xương.

Sự thay đổi bất thường của nốt ruồi hoặc tàn nhang: Ung thư tế bào hắc tố

Bác sĩ da liễu Keira Barr, có trụ sở tại Gig Harbour, Washington khuyến cáo rằng, hãy chú ý tới bất kỳ thay đổi nào về nốt ruồi, tàn nhang hoặc đốm trên da của con bạn. Chẳng hạn như: màu sắc bất thường, không đối xứng, viền không đều, đường kính lớn hơn 6mm hoặc phát triển kích thước.

Theo Bác sĩ Keira thì đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư tế bào hắc tố, dạng ung thư da nguy hiểm nhất, được coi là bệnh của người lớn – hậu quả của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều giờ.

2019-nCov: VN cần mô hình cách ly để y tế không sụp đổ nếu dịch lan ra - BBC News Tiếng Việt

Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh ung thư được chẩn đoán thường xuyên thứ 2 ở thanh thiếu niên và thanh niên từ 15 – 29 tuổi.

Không tăng cân: U nguyên bào thần kinh

Alex Ota – GĐ điều hành quan hệ công chúng ở San Clemente, California (Mỹ) chia sẻ rằng, con gái cô từng được chẩn đoán mắc bệnh u nguyên bào thần kinh khi vừa mới chào đời, đây là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh.

Vậy nên mặc dù ăn rất nhiều, nhưng em bé chỉ tăng được 0,3kg và cũng không chịu bò. Khi kiểm tra bụng của bé, bác sĩ đã sờ thấy khối u rõ ràng. Sau đó bé được phẫu thuật cắt bỏ khối u lớn, rồi tái phát và phẫu thuật lần hai. Đến nay con gái cô đã 10 tuổi và khỏe mạnh bình thường.

Đau không thuyên giảm khi nghỉ ngơi: U xương

Trẻ vốn vận động nhiều nên nếu con gặp một số cơn đau ở chân hoặc đầu gối cũng là bình thường. Thế nhưng nếu như cơn đau không thuyên giảm cho dù con đã nghỉ ngơi thì đây có thể là dấu hiệu của một khối u xương chẳng hạn như u xương.

Các triệu chứng khác của u xương cần chú ý bao gồm đau nhiều hơn vào ban đêm, đi khập khiễng và khối mô mềm.

Chán ăn, ăn không ngon: Ung thư lá lách, gan hoặc các hạch bạch huyết

Nếu con bạn chán ăn dai dẳng, đó có thể là dấu hiệu của ung thư lá lách, gan hoặc các hạch bạch huyết, có thể thúc đẩy dạ dày và khiến trẻ cảm thấy no sớm. Nếu con thường xuyên chán ăn, ăn không ngon, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm.

hình ảnh

Ho dai dẳng không rõ nguyên nhân và/hoặc sưng hạch bạch huyết: Ung thư hạch không Hodgkin

Theo cảnh báo của bác sĩ Anthony Kouri – Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại TT Y tế Đại học Toledo, đây là một phát hiện phổ biến ở trẻ em bị ung thư hạch không Hodgkin.

Cụ thể, tình trạng ho dai dẳng có thể do khối u trong khoang ngực, khi mắc bệnh này, các bé cũng có thể bị sưng hạch bạch huyết ở nách và phía trên xương đòn.

Tăng kích thước đầu: U não

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do có thóp chưa đóng lại nê có thể không phải dấu hiệu của khối u não. Tuy nhiên, nếu các mẹ nhận thấy đầu của bé đang phát triển nhanh hơn bình thường, hãy cẩn thận.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do đầu mở rộng do khối u phát triển. Vậy nên các mẹ hãy thường xuyên quan sát và cảm nhận thóp của con, nhờ bác sĩ đo đầu của bé cho đến khi con 2 tuổi.

Sốt kéo dài: Cảnh báo nhiều ung thư

Sốt là dấu hiệu nhiễm trùng tự nhiên của cơ thể khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm…, tuy nhiên nếu sốt kéo dài có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt các tế bào bạch cầu, cơ quan chống nhiễm trùng của cơ thể.

Điều này bởi số lượng của chúng có thể được giảm bớt trong một số bệnh ung thư, bao gồm cả bạch cầu.

Đau mãn tính: Ung thư tinh hoàn

Bác sĩ Moore cho biết anh từng gặp cậu bé vị thanh niên vì xấu hổ không dám nói với cha mẹ việc bị đau dai dẳng ở háng. Đến khi gia đình phát hiện, đi khám thì được chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn và bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Vậy nên các mẹ cần dặn dò con, nếu có điều gì đó gây tổn thương và không ổn, cần phải nói với cha mẹ biết để kịp thời xử lý.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/12-dau-hieu-som-chinh-la-ung-thu-o-tre-em-me-nen-biet-truoc-doi-con-keu-dau-thi-da-muon

 

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/be-gai-5-tuoi-ung-thu-giai-doan-cuoi-bai-hoc-canh-tinh-cha-me-204562229.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *