Một bà mẹ ở Trung Quốc mới đây đã bị cộng đồng mạng chỉ trích rất nhiều vì những hành động vô ý với cậu con trai 6 tuổi. Cụ thể để khoe tình cảm gia đình hòa thuận, thắm thiết, bà mẹ này thường xuyên đăng những bức ảnh ôm ấp, hôn môi con trai lên mạng xã hội. Đáng chú ý, trang phục của người mẹ thường có phần hở hang, nhạy cảm.

Rất nhiều người tỏ ra khó chịu khi xem những bức ảnh của cặp mẹ con này. Dù một số cư dân mạng lên tiếng bênh vực, cho rằng đứa trẻ 6 tuổi đã biết gì, tất cả chỉ là người lớn nghĩ quá lên nhưng phần đông vẫn bày tỏ sự phản đối.

“Trẻ con tuổi đó đã có nhận thức về giới tính rồi. Thay vì có những hành động thân mật quá mức thì người mẹ nên chú ý giáo dục giới tính cho con mới đúng!”, một cư dân mạng để lại bình luận.

Bức ảnh 2 mẹ con ôm nhau gây tranh cãi: Cha mẹ vô tư quá mức, ảnh hưởng đến nhận thức giới tính của con-1

Bức ảnh 2 mẹ con ôm nhau gây tranh cãi: Cha mẹ vô tư quá mức, ảnh hưởng đến nhận thức giới tính của con-2

Những bức ảnh gây tranh cãi của bà mẹ ở Trung Quốc

Thực tế, các chuyên giáo dục vẫn thường đưa ra lời khuyên: “Con gái lớn tránh cha, con trai lớn tránh mẹ”. Đây là một hướng dẫn về giáo dục giới tính để trẻ con có thể phân biệt sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới, hay quyền riêng tư, cá nhân của mỗi người. Đối với cha mẹ, việc duy trì mối quan hệ thân thiết khi con cái còn nhỏ là điều đương nhiên. Tuy nhiên khi con lớn lên, có nhận thức về giới tính thì cha mẹ cần giữ khoảng cách, tránh những hành động thân mật quá mức, tránh để con có những nhận thức sai lệch về mặt giới tính.

Với bà mẹ trong câu chuyện trên, có lẽ chị chỉ đang đơn thuần muốn bày tỏ tình cảm với con. Tuy nhiên, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái. Chúng ta vẫn nên chú ý hơn trong việc giáo dục con, đặc biệt là về giáo dục giới tính.

Trong cuộc sống hàng ngày, có những hành động mà cha mẹ cần chú ý tránh làm khi con đã lớn, chẳng hạn như:

– Không ngủ chung: Theo các chuyên gia tâm lý, thông thường, trẻ bắt đầu có khái niệm về giới tính khi chúng khoảng 3 tuổi. Ở độ tuổi đó, trẻ đã biết có sự khác biệt nhất định giữa bé trai và bé gái, có thể biết chính xác giới tính của mình, và trẻ có thể hỏi bố mẹ những câu hỏi như tại sao con là con trai (con gái), con sinh ra như thế nào?… Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, khi con đã có nhận thức, cha mẹ nên cho con ngủ riêng, vừa để giáo dục giới tính, vừa dạy con tự lập.

– Không tắm chung: Nhiều người nghĩ rằng con vẫn còn nhỏ, đặc biệt khi con gái tầm 3-4 tuổi nên bố vẫn vô tư tắm cho con. Nhưng lứa tuổi này, các bé đã phân biệt được giới tính và vô tình khiến trẻ nghĩ sai lệch về giới tính.

– Thay quần áo trước mặt con: Nhiều bậc cha mẹ thản nhiên thay quần áo trước mặt con, phớt lờ sự có mặt của con. Điều này sẽ khiến trẻ tò mò về tình dục, không tốt cho sự phát triển của con.

– Không nên đưa con đi vệ sinh ở nhà vệ sinh khác giới: Khi cho con ra ngoài, nếu trẻ muốn đi vệ sinh, cha mẹ nên đưa con đi nhà vệ sinh đúng giới tính của con là nam đi bên nam, nữ đi bên nữ.

Bức ảnh 2 mẹ con ôm nhau gây tranh cãi: Cha mẹ vô tư quá mức, ảnh hưởng đến  nhận thức giới tính của con

– Không ăn mặc hớ hênh trước mặt con: Nếu giáo dục giới tính trong gia đình không được thực hiện, trẻ có thể dậy thì sớm. Đặc biệt là trong những gia đình có con trai, nếu họ luôn thấy mẹ mặc quá ít quần áo thì bé sẽ tỏ ra tò mò với cơ thể của người khác giới. Một số trẻ em bị xung động thể chất sớm có thể gây hại cho cơ thể của chính mình.

Xem thêm: Bức ảnh chụp tư thế ngồi của 4 ông bố khi đi họp phụ huynh phản chiếu tương lai của 4 đứa trẻ

Mới đây, trên mạng xã hội, có bức ảnh do một giáo viên chủ nhiệm chụp lại trong lớp học của mình vào buổi họp phụ huynh trước Tết cách đây không lâu đã nhanh chóng trở nên viral khắp cõi mạng. Lý do là vì thầy phát hiện ra rằng, chỉ cần nhìn vào tư thế ngồi của phụ huynh trong buổi họp, có thể đoán được phần nào thành tích học tập hoặc thói quen học tập của con cái họ.

hình ảnh

Trong bức ảnh thầy đăng tải có xuất hiện 4 ông bố với 4 dáng ngồi và hành động khá khác biệt.

Ví dụ, người bố ngồi ở hàng đầu tiên có vẻ hơi căng thẳng khi đối diện với giáo viên, cơ thể hơi nghiêng về một bên. Tuy nhiên, cũng giống như vị phụ huynh thứ hai ngồi phía sau, cả hai đều cầm bút và miệt mài ghi chép lại những gì giáo viên nói. Điều này cho thấy họ là những người khá chăm chỉ, thậm chí có thể từng là học sinh hướng nội và có thành tích tốt. Trùng hợp, con cái của họ cũng ngồi ở hàng ghế đầu, thuận tiện cho giáo viên gọi trả lời và quan tâm hơn.

Nhìn sang phụ huynh ngồi ở hàng thứ ba, người này hoàn toàn không để ý giáo viên đang nói gì, mà lại thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ với vẻ mặt “hồn vía bay đâu mất”. Giáo viên chỉ biết dở khóc dở cười – phụ huynh như vậy, thì con cái trên lớp liệu có thể tập trung không?

Còn vị phụ huynh cuối cùng thì ngồi ở vị trí mà người ta hay gọi là “chiến thần” trong lớp – ngay cạnh cửa sau. Người này thẳng thừng buông xuôi, thoải mái nghịch điện thoại. Nhìn cảnh tượng này, chẳng khác nào được quay ngược thời gian, chứng kiến lại những hành vi thời học sinh của họ.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Có thể thấy rằng, khi con cái học kém, không thể chỉ đổ lỗi hoàn toàn cho các yếu tố bên ngoài – phụ huynh cũng cần tự nhìn nhận lại bản thân.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta khó nhận ra những vấn đề của chính mình, và điều này cũng có thể xảy ra với nhiều bậc cha mẹ. Trên MXH cũng từng xôn xao trước một trường hợp: Có một học sinh trong lớp nọ khá hiếu động, thường xuyên trò chuyện và mất tập trung trong giờ học. Để giúp em điều chỉnh thói quen này, giáo viên của em đã thử áp dụng một phương pháp nhắc nhở đặc biệt.

Tuy nhiên, phụ huynh lo lắng rằng điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của con, nên đã phản hồi mạnh mẽ với nhà trường, dẫn đến việc giáo viên phải rời khỏi vị trí giảng dạy. Điều này khiến người ta không khỏi suy nghĩ liệu có phải giáo viên quá nghiêm khắc hay thiếu sự cảm thông, hay đơn giản là họ đã làm hết sức để tìm ra giải pháp phù hợp? Nếu có một phương pháp khác hiệu quả hơn, chắc chắn giáo viên cũng sẽ sẵn lòng áp dụng.

hình ảnh

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái.

Thực tế, nhà trường luôn cố gắng hỗ trợ học sinh phát triển tốt nhất, nhưng sự thay đổi không chỉ đến từ một phía. Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ học tập của con trẻ. Khi cha mẹ quan tâm và tạo ra một môi trường tích cực, con sẽ có thêm động lực và định hướng rõ ràng hơn trong việc học tập.

Thay vì chỉ nhìn vào kết quả mỗi kỳ thi, cha mẹ có thể tự hỏi liệu mình đã đồng hành cùng con đúng cách chưa. Khi có sự kết nối chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, việc học của con sẽ trở nên suôn sẻ hơn mà không cần những buổi trao đổi riêng lẻ về những vấn đề không thực sự quan trọng.

Mỗi gia đình đều có hoàn cảnh và cách giáo dục khác nhau. Điều quan trọng là làm thế nào để cha mẹ trở thành những người truyền cảm hứng cho con, giúp con tự tin đưa ra những quyết định của riêng mình. Những học sinh xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn đạt được thành tích xuất sắc có lẽ đã nhận được sự định hướng đúng đắn từ cha mẹ – dù có thể không giúp con trực tiếp về mặt học thuật, nhưng họ đã tạo cho con một tấm gương về sự kiên trì, nỗ lực và tự lập.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/buc-anh-chup-tu-the-ngoi-cua-4-ong-bo-khi-di-hop-phu-huynh-phan-chieu-tuong-lai-cua-4-dua-tre

Nguồn: https://phunuso.baophunuthudo.vn/giao-duc/buc-anh-2-me-con-om-nhau-gay-tranh-cai-cha-me-vo-tu-qua-muc-anh-huong-den-nhan-thuc-gioi-tinh-cua-con-c74a25388.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *