Chi bộn tiền mua túi mù để thỏa đam mê sưu tầm babythree, liệu có phải quá lãng phí?

Ngày 04/02/2025 Đời sống pháp luật đưa tin “Bức ảnh xé túi mù babythree khiến hàng ngàn người tranh cãi: “Đừng phí tiền vào thứ vô tri, trend qua rồi chỉ là đống rác”?’. Nội dung chính như sau: 

Chi bộn tiền mua túi mù để thỏa đam mê sưu tầm babythree, liệu có phải quá lãng phí? Ngày Tết bị mẹ lục balo lấy hết tiền, cảm giác như cây ATM của gia đình dù lương 3 cọc 3 đồng Kiếm thêm 25-28 triệu mỗi tháng nhờ “nghề phụ” nhưng thu nhập ngang ngửa nghề chính

Không khó để nhận ra “túi mù”, babythree (hay còn được gọi là “bé 3”) đang là thú vui khiến giới trẻ điên đảo, mê mẩn. Trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, không ít người đã chi tiền triệu để mua túi mù làm quà lì xì, hoặc trang trí cành đào, cây quất chơi Tết.

Nếu bạn chưa biết: Túi mù hay babythree là tên gọi của một dòng đồ chơi thú nhồi bông có nguồn gốc từ Trung Quốc. Yếu tố khiến loại đồ chơi này trở thành hot trend chính là tính hên xui. Người mua sẽ chẳng biết họ nhận được vật phẩm thế nào cho tới khi xé túi.

Giá 1 túi mù phụ thuộc vào kích thước của thú nhồi bông bên trong

Kích thước các “bé 3” khá đa dạng, size nhỏ có thể dùng để làm phụ kiện móc túi xách, balo,… Size lớn có thể dùng để trưng bày, hoặc… ôm đi ngủ. Mức giá của túi mù thường dao động trong khoảng từ 400k cho tới 6-7 triệu đồng, tùy thuộc vào kích thước và từng phiên bản.

Chính vì mức giá có phần không rẻ này, một số người lại cho rằng chi tiền mua túi mù, sưu tầm babythree là hành động có phần vô nghĩa, lãng phí. Tranh luận cũng vì thế mà bùng lên dữ dội.

Dân mạng chia phe: Người khuyên tiết kiệm, người thẳng thắn “đừng dạy người khác cách tiêu tiền”

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, một người dùng ẩn danh đã chia sẻ suy nghĩ của bản thân về việc mua túi mù. Người này cho rằng đây là hành động có phần lãng phí, không nên. Và thế là tranh cãi bùng lên.

Chia sẻ khiến dân mạng tranh cãi, chia làm 2 phe

Trong phần bình luận của bài đăng này, có người đồng tình rằng chi tiền cho thú vui này là hành vi lãng phí, nhưng cũng có người thẳng thắn bày tỏ: “Tiền ai người ấy tiêu, bạn tiết kiệm không có nghĩa là người khác cũng phải tiết kiệm”.

“Mọi người ơi, đời ai người ấy sống đi? Tại sao phải lo dùm người khác vậy? Tại sao lại chê người ta làm vậy là tốn tiền? Bạn thấy không có ích nhưng người ta thấy thích, thấy vui thì người ta mua, có sao đâu? Bạn thấy tốn tiền còn người ta thì không. Liên quan gì đâu mà cứ thắc mắc vậy. Mình sống tốt đời mình là được rồi” – Một người chia sẻ quan điểm.

“Mình đã chịu cực, chịu khổ khi kiếm tiền rồi, việc xài tiền cũng như một “phần thưởng” khiến mình vui hơn, có nỗ lực đi kiếm tiền hơn nữa. Tiền kiếm ra để xài, xài cho bản thân mình thấy vui là điều đầu tiên. Đừng dạy người khác cách xài tiền, cũng đừng đề cập đến việc giàu hay nghèo. Bạn chia sẻ quan điểm thì mình tôn trọng, nhưng cũng đừng dùng những từ như “vô tri, lãng phí, đống rác”. Tôn trọng sở thích của người khác, chứ đừng chỉ trích, trừ khi bạn là người cho họ tiền” – Một người thẳng thắn.

Babythree size nhỏ được “trưng dụng” làm móc khóa treo balo, túi xách

“Mình cũng thấy thật lãng phí và nó ko để làm gì hết! Con mình cũng đòi mua và đương nhiên là không có chuyện lãng phí thế được!” – Một người đồng tình với quan điểm mua túi mù là lãng phí.

“Nói thật là con này dù có 20-30k tôi cũng không mua, chứ đừng nói tới tiền triệu. Không phải vì nó xấu hay đẹp mà vì thấy nó không có tác dụng gì cả. Bây giờ dư dả thì thích gì mua nấy, đến lúc túng thiếu, nhìn đống gấu bông này có khi lại ngồi khóc vì hối hận, biết thế ngày xưa không mua thì tiết kiệm được khối tiền” – Một người khác chia sẻ.

Tựu trung lại, mỗi người lại có một góc nhìn, một quan điểm riêng trong việc chi tiền mua túi mù, sưu tầm babythree. Rất khó để rạch ròi đúng – sai trong hoàn cảnh này, vì suy cho cùng, mỗi người một mục tiêu, một nhu cầu khác nhau trong việc tiết kiệm, thế nên chi tiêu có phần khác nhau, cũng là điều dễ hiểu.

Làm sao để cân bằng giữa việc chi tiền cho thú vui riêng và tiết kiệm, tích lũy cho tương lai?

Có làm thì cũng nên có chơi, hay nói cách khác chính là hưởng thụ. Chúng ta đều là con người, không phải một cỗ máy vô tri vô giác, có thể làm quần quật quanh năm suốt tháng mà không biết mệt. Tuy nhiên, để việc hưởng thụ không đi quá xa, đến mức kiếm bao nhiêu tiêu hết chừng ấy, bạn nên tham khảo 2 gợi ý – cũng là 2 quy tắc cân bằng tài chính dưới đây.

1 – Lập quỹ chi tiêu hưởng thụ

Nếu bạn chưa biết: Theo quy tắc 6 chiếc lọ – Một quy tắc “kinh điển” trong quản lý tài chính cá nhân, quỹ hưởng thụ chính là 1 trong 6 chiếc lọ mà mỗi người cần chuẩn bị. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu hưởng thụ là hoàn toàn chính đáng, không có gì đáng bài trừ nếu đảm bảo được sự cân bằng với 5 chiếc lọ còn lại.

Ảnh minh họa

Quy tắc này được đề xuất bởi tác giả T. Harv Eker trong cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind”. Tác giả đã áp dụng và giảng dạy quy tắc này trong chương trình đào tạo tài chính cá nhân của mình, để giúp mọi người quản lý tài chính một cách thông minh và đạt được sự mục tiêu tài chính.

Theo T. Harv Eker, bạn có thể trích 10% thu nhập mỗi tháng để xây dựng quỹ hưởng thụ, dành cho những khoản chi tiêu giải trí mua sắm, đi du lịch.

5 “chiếc hũ” còn lại lần lượt là: Hũ nhu cầu thiết yếu (55% tổng thu nhập), hũ tiết kiệm dài hạn (10% tổng thu nhập), hũ tự do tài chính (10% tổng thu nhập), hũ giáo dục (10% tổng thu nhập), hũ từ thiện (5% tổng thu nhập).

2 – Đặt giới hạn, tiêu chí cho việc chi tiền cho thú vui cá nhân

Nếu không quản lý tài chính theo quy tắc 6 chiếc lọ phía trên, bạn vẫn có thể vừa tiết kiệm, vừa duy trì ngân sách cho sở thích, thú vui riêng, bằng cách đặt ra những tiêu chí và ngân sách cho việc này, thay vì cứ hứng lên là móc hầu bao.

Ví dụ đơn cử như đam mê xé túi mù, sưu tầm babythree, bạn có thể coi nó là phần thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành 1 mục tiêu trong cuộc sống. Làm như vậy, vừa có động lực phấn đấu làm việc, kiếm tiền; vừa không lo chi tiêu quá tay, thành ra rỗng túi.

Trước đó ngày 15/11/2024, Thanh niên đưa tin “Labubu hết thời, baby three lên ngôi?”. Nội dung chính như sau: 

Thiết kế xinh xắn cùng yếu tố bất ngờ khi ngẫu nhiên mở được hộp bí ẩn, chính là nguyên nhân thu hút phần lớn giới trẻ tìm mua dòng sản phẩm này. Không chỉ “săn” baby three trên các sàn thương mại điện tử mà loại đồ chơi này còn xuất hiện trên các vỉa hè, tạo nên không khí mua sắm sôi động. Điều đáng nói là việc mua bán này đã tạo ra việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vi phạm an toàn giao thông.

Nhiều người trẻ mua baby three

Baby three là bộ sưu tập đồ chơi có xuất xứ Trung Quốc. Bộ sưu tập này gồm 6 mẫu thiết kế, mỗi mẫu là sự kết hợp đáng yêu giữa nhân vật baby three với các loài động vật như mèo, thỏ và nhiều động vật ngộ nghĩnh khác.

Tối 14.11, chúng tôi có mặt tại đường Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp, TP.HCM, địa điểm bán baby three thu hút sự quan tâm của bạn trẻ dạo gần đây. Đến tìm mua cho mình món đồ chơi xu hướng này, Phan Thị Mỹ Liên, sinh viên Trường ĐH Văn Lang, cho biết: “Mình phát hiện mẫu thú bông baby three qua một video TikTok. Bị cuốn hút bởi vẻ đáng yêu của “mấy bé”, mình nhanh chóng tìm kiếm thông tin mua sắm. So với labubu, sản phẩm này được bán rộng rãi hơn trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, các phiên bản giới hạn thường nhanh chóng “cháy hàng”, nên mình phải tìm mua trực tiếp”.

Hết Labubu, túi mù đến Baby Three: Chi tiền triệu thỏa niềm vui ‘đập hộp’

Lấn chiếm luôn lòng lề đường để bán hàng

Một mẫu baby three được các bạn trẻ săn đón

Hơn 8 giờ tối, tình hình buôn bán tại đây vẫn không có dấu hiệu thay đổi, người tìm mua đến đây càng nhiều, thu hút theo sự tò mò của người đi đường. Các hộp đồ chơi này được bán nhanh đến mức nhiều người đến trễ không còn các mẫu giới hạn, đành phải quay về và chờ đến ngày hôm sau.

Nguyễn Hoàng Phúc (24 tuổi) ngụ đường Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp, TP.HCM, chia sẻ: “Mình đi làm về thấy đông quá nên cũng ghé lại xem. Mình thấy “con” cũng dễ thương nên có mua về tặng cho bạn gái. Trước đó mình cũng có mua labubu giá tầm 500.000 – 600.000 đồng/ “con”, còn baby three thì rẻ hơn tùy mức, như quà của mình mua là 160.000 đồng”.

Tương tự như Phúc, Trần Thị Mỹ Tiên, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho hay cô tìm đến mua baby three vì vẻ ngoài đáng yêu. “Trước kia thì có labubu, mình cũng trầy trật mới săn được, giờ labubu hết thời nên chuyển sang chơi baby three, dễ mua hơn labubu mà cũng xinh xắn không kém”, Tiên nói.

Đến công viên Gia Định đoạn đường Hoàng Minh Giám, Q.Gò Vấp, TP.HCM, cảnh người mua kẻ bán khá đông, thậm chí các thùng hàng được người bán đặt dưới lòng lề đường. Người mua thì đỗ xe lấn làn gây cản trở giao thông. Điều này làm không gian vỉa hè của công viên trở nên lộn xộn, thiếu mỹ quan đô thị.

Khi được hỏi về nguồn gốc của các món đồ chơi này, những người bán điều nói là “đảm bảo hàng chính hãng”. Một người bán tại đường Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp, TP.HCM cho biết: “Hiện tại thì mình đang kinh doanh nhiều loại baby three, tất cả điều được nhập từ Trung Quốc”. Nhưng khi được hỏi tiếp về giấy tờ chứng minh không, thì người bán này chỉ ậm ừ và ngay lập tức từ chối bán cho khách.

Khảo sát giá bán baby three trên đường Phan Văn Trị và địa điểm tại công viên Gia Định, người viết nhận được bảng giá đa dạng từ 100.000 đồng đến hơn 400.000 đồng. Điều này chứng tỏ, mặt hàng đồ chơi này được làm ra với nhiều phân khúc giá.

Là người chuyên sưu tầm các đồ chơi mô hình nhựa trong nhiều năm, M.H.L nhân viên tại một nhà thuốc, ngụ đường Quang Trung, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, cho hay: “Khi mua các mẫu đồ chơi này nên đến các cửa hàng uy tín, hoặc những kênh có thẩm định về chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn. Vì đồ nhựa nếu không an toàn khi chơi rất nguy hiểm”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *