Mới đây, vì nóng lòng muốn có làn da sạch nám đón Tết, chị N. ((35 tuổi, quê Nam Định) tới spa gần nhà để trị nám. Đẹp đâu chưa thấy, chị phải đến viện trong tình trạng da mặt bỏng sạm toàn bộ.
Người phụ nữ ch.á.y sạm da mặt vì trị nám không đúng cách tại spa – Ảnh: DT
Theo chị N., 3 tuần trước, do tin tưởng người quen làm spa gần nhà, chị đi trị nám để có gương mặt đẹp đón Tết. “Khoảng 4 năm trước, trên mặt tôi bỗng xuất hiện những vết nám, tàn nhang nhẹ. Ban đầu tôi cũng không để ý, dần dà nhiều người nói nám trên mặt khiến tôi già hơn, nên tôi cũng muốn điều trị để da sáng hơn.
Tết sắp đến nên tôi cũng muốn làm đẹp để tự tin hơn. Gần nhà có spa và là người quen nên tôi tin tưởng. Họ cam kết chỉ cần peel da một lần, kết hợp tiêm meso thì gương mặt sẽ đẹp hơn, nên tôi quyết định làm luôn”, chị N. chia sẻ.
Tuy nhiên sau khi làm xong khoảng 3-4 ngày khuôn mặt chị xám xịt hơn, thậm chí đụng vào cảm giác bỏng rát. Chị N. quay lại spa hỏi thì được trả lời “phải như vậy mới hết, peel phải sâu mới hết nám”. Tuy nhiên tình trạng rát da không thuyên giảm mà còn nặng lên, nên chị N. quyết định đi khám.
Theo bác sĩ Thành, chị N. đến khám trong tình trạng tổn thương da mặt nặng nề. Bệnh nhân sợ còn hơn một tháng là đến Tết không biết làm cách nào có thể phục hồi.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Thành nhận thấy bệnh nhân đã được điều trị bằng các phương pháp lột tẩy bằng hóa chất mạnh, laser năng lượng rất cao khiến toàn bộ da mặt bị viêm da tiếp xúc kích ứng, tăng sắc tố sau viêm – PIH (toàn bộ 2 má, vùng trán đen sạm – trừ vùng da mắt không bị tổn thương).
Vị trí nám của bệnh nhân trước lúc can thiệp chỉ ở 2 gò má, thế nhưng hiện tại đã lan rộng nhanh chóng cả 2 má, quanh lông mày, trán, cùng với đó là cảm giác ngứa, rát.
Bác sĩ Thành cho hay những trường hợp có biến chứng sau điều trị sai phương pháp, sai năng lượng… mặc dù phục hồi được, nhưng cần rất nhiều thời gian, tốn kém kinh phí.
“Đối với bệnh nhân N. vừa phải điều trị viêm da tiếp xúc, vừa điều trị tăng sắc tố sau viêm, vừa phục hồi điều trị nám da, dự tính cần thời gian 2 – 3 tháng để phục hồi”, bác sĩ Thành thông tin.
Bác sĩ Thành thăm khám cho bệnh nhân gặp biến chứng do trị nám – Ảnh: DT
Ngoài chị N., thời gian gần đây bác sĩ Thành cũng gặp rất nhiều ca điều trị nám gặp biến chứng khác nhau. Có những trường hợp u hạt sau tiêm meso điều trị nám, tăng sắc tố sau viêm, đặc biệt có trường hợp sau peel, bệnh nhân bội nhiễm và để lại sẹo vĩnh viễn trên khuôn mặt.
Theo vị bác sĩ, nguyên lý peel da (bằng hóa chất, bằng laser…) là sử dụng các hoạt chất lành tính như BHA, AHA, retinol, TCA, Laser tác động vào bề mặt – thượng bì.
Sau quá trình peel, các lớp tế bào chết, lớp sừng già cỗi sẽ dần dần được loại bỏ và thay vào đó là các tế bào da mới sẽ được hình thành và nuôi dưỡng một cách tự nhiên. Tùy thuộc vào hoạt chất, nồng độ và thời gian thì peel da sẽ có tác động đến các lớp da khác nhau.
Những trường hợp biến chứng, hỏng hết da mặt vì peel da, tiêm hóa chất làm đẹp cấp tốc tại các spa không đủ uy tín trên thị trường hiện này, ảnh: DSD
Khi peel da không đúng, chị em có thể rơi vào biến chứng bỏng da, viêm da, tăng giảm sắc tố (chỗ trắng chỗ đen), da mỏng giãn mạch, đôi khi để lại sẹo thâm, sẹo xấu vĩnh viễn…
Peel da đang được nhiều chị em áp dụng. Peel da thực sự mang lại hiệu quả tốt cho da, nhưng đây là phương pháp làm dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ.
“Nhu cầu làm đẹp dịp Tết thường tăng cao, chị em cần tìm những cơ sở làm đẹp uy tín được cấp phép hoạt động, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, có nhiều kinh nghiệm để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra”, bác sĩ Thành khuyến cáo.
Dấu Hiệu Da Bị Nhiễm Trùng Hoặc Phản Ứng Sau Khi Peel Da
Sau khi peel da, nếu không chăm sóc đúng cách hoặc do các yếu tố không đảm bảo an toàn, da có thể gặp tình trạng nhiễm trùng hoặc phản ứng tiêu cực. Các dấu hiệu bao gồm:
Đỏ rát kéo dài và không giảm: Da bị kích ứng nghiêm trọng, đau nhức hoặc nóng rát bất thường.
Sưng phù, chảy dịch hoặc mủ: Đây là dấu hiệu nhiễm trùng cần can thiệp ngay.
Xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ: Da bị tổn thương và nhiễm vi khuẩn.
Ngứa và bong tróc bất thường: Bong da quá mức hoặc ngứa rát không giảm.
Nếu gặp các dấu hiệu này, bạn nên ngừng sử dụng sản phẩm, tránh chạm tay lên da và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị kịp thời.
Xem thêm: Tuần nào cũng đi gội đầu ngoài tiệm vì được xoa bóp, bấm huyệt: Tôi sững người khi nghe bác sĩ nói
Nhà mình ở ngoại thành nên giá mỗi lần gội đầu ngoài tiệm mất khoảng 50k, trong nội thành chắc khoảng 80-100k tùy loại dầu gội và các tiệm khác nhau. Dù mỗi tuần mất 100k và mỗi tháng sẽ mất khoảng 500k nhưng mình vẫn vui vẻ chấp nhận (dù thu nhập mỗi tháng của mình chỉ khoảng hơn 7 triệu, là dân văn phòng).
Mình không phải dạng thích ra vẻ quý tộc gì đâu nhưng phải nói là gội đầu ngoài tiệm nó phê lắm mọi người ạ. Ngoài việc tóc mình sẽ sạch hơn, thơm tho hơn thì đặc biệt là các nhân viên ngoài tiệm còn giúp mình thư giãn, giảm đau đầu bằng việc mát xa, kéo tóc và ấn các huyệt nữa. Nói thật họ có phải là người có chuyên môn y học không thì mình không biết, chỉ biết rằng mỗi lần làm xong thì mình cảm thấy thư giãn, dễ chịu. Nên mình cũng nghĩ bỏ tiền ra là xứng đáng, chứ ở nhà gội đầu thì không thể có được cảm giác này!
Moị việc cứ thế tiếp diễn khoảng 1 năm rồi. Cho tới gần đây, mình nói chuyện với đứa bạn thân, nó là bác sĩ đông y, thì nó lại nói mình không nên bỏ tiền ra để gội đầu ngoài tiệm như vậy nữa kẻo tiền mất tật mang. Nó nói việc ấn huyệt, xoa bóp không phải chuyện đùa, không phải ai cũng làm được và nếu không khéo có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí là còn ảnh hưởng tới sự sống.
Gội đầu ngoài tiệm là sở thích của nhiều người, ảnh: DA
Nghe có vẻ rất nghiêm trọng nên mình cũng phải cân nhắc lại, vì dù sao bạn mình cũng là đứa có chuyên môn chứ không phải ăn nói xà lơ đâu.
Mình về nhà tìm hiểu thì mới thấy đúng là có rất nhiều người cũng đam mê gội đầu ngoài tiệm giống mình. Tuy nhiên, ở trên báo Zingnews cũng đăng tải một bài viết có chia sẻ của chuyên gia về vấn đề có nên hay không. Mình thấy thông tin rất hữu ích nên chia sẻ lại ở đây cho mọi người cùng biết nhé!
Chia sẻ này là của ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Theo chuyên gia này, việc day bấm các huyệt vị châm cứu hay động tác xoa bóp ở vùng đầu cổ là rất có ích, đặc biệt là khi cơ thể của chúng ta đang trong trạng thái mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng hoặc gặp vấn đề bức xúc quá mức về tinh thần.
Những thủ thuật day bấm và xoa bóp vùng đầu, mặt, cổ có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện tuần hoàn não. Hành động này giúp lập lại sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế, tăng cường khả năng chịu đựng của vỏ não trong điều kiện thiếu dưỡng khí. Từ đó giúp con người cảm thấy thư giãn, dễ chịu và khỏe mạnh hơn.
Thậm chí, ngay cả với những người đang khỏe mạnh bình thường thì việc tự mình hoặc được người khác day bấm, xoa bóp đều đặn hàng ngày theo một quy trình cũng rất tốt cho sức khỏe.
Xoa bóp, bấm huyệt cần đúng nguyên tắc, ảnh: Soha
Tuy nhiên, việc xoa bóp, bấm huyết, kéo tóc ngoài tiệm gội đầu thì cần cân nhắc thật kỹ. Dù đây động tác rất tự nhiên và có vẻ đơn giản (vì chỉ có day ấn, xoa bóp). Tuy nhiên, điều quan trọng là thực hiện ở vị trí nào trên cơ thể, kỹ thuật ra sao để đạt được hiệu quả cao và dự phòng tai biến, phản ứng phụ không đáng có thì lại là vấn đề không hề đơn giản như chúng ta nghĩ.
Trên thực tế, không hiếm những trường hợp một người có sức vóc còn tương đối khỏe mạnh nhưng khi thực hành các thủ thuật bấm huyệt và xoa bóp, họ lại lâm vào trạng thái “say kim”. Trạng thái này biểu hiện bằng các triệu chứng như toàn thân toát lạnh, vã mồ hôi, đầu choáng mắt hoa, tay chân run rẩy, thậm chí có thể ngừng tim, co giật, sùi bọt mép giống như khi xảy ra các cơn đ/ộ/n/g k/i/n/h điển hình.
Vì vậy, dù day bấm huyệt là thủ thuật đơn giản nhưng người thực hiện phải tuân thủ các nguyên tắc tối thiểu của y học cổ truyền. Cụ thể như sau:
– Phải có sự hướng dẫn hoặc tư vấn của người có chuyên môn, có chỉ định và chống chỉ định chi tiết và rõ ràng.
– Phải thực hiện các động tác một cách hoàn hảo, đúng kỹ thuật y tế. Điều này có nghĩa là lựa chọn cường độ, kỹ thuật và thời gian tác động cho phù hợp, tuân thủ đúng nguyên tắc “hư thì bổ, thực thì tả” của y học cổ truyền.
– Phải xác định chính xác vị trí của huyệt vị châm cứu chứ không phải bấm huyệt tùy tiện
– Phải được trang bị đầy đủ phương tiện và thuốc men cấp cứu để xử lý nhanh chóng khi có phản ứng phụ không mong muốn xảy ra.
Theo chuyên gia y tế, việc thực hành những thao tác day bấm, xoa bóp khi sửa tóc và gội đầu là hữu ích với sức khỏe nhưng phải lựa chọn cơ sở phục vụ có chất lượng, nhân viên được đào tạo cơ bản.
Về cảm quan thông thường, nếu sau mỗi lần gội đầu và sửa tóc có xoa bóp, bấm huyệt mà thấy cơ thể thoải mái, tinh thần được thư giãn thì trước mắt cũng có thể tin tưởng đó là cơ sở có thể tin cậy. Ngược lại, nếu sau mỗi lần thực hiện thấy khó chịu, nhất là gặp tình trạng choáng váng, mắt hoa, tinh thần không thư thái thì cần dừng lại. Lần sau nên tìm đến một cơ sở khác đáng tin cậy hơn.
Nguồn: https://www.webtretho.com/p/tuan-nao-cung-di-goi-dau-ngoai-tiem-vi-duoc-xoa-bop-bam-huyet-toi-sung-nguoi-khi-nghe-bac-si-noi