Các trường hợp được rút BHXH 1 lần theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cụ thể như sau:
Về lâu dài, người tham gia mới sẽ chỉ còn hưởng BHXH 1 lần trong một số trường hợp đặc biệt
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 | Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2025) |
– Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. – Ra nước ngoài để định cư. – Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế. – Sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. (Khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13) |
– Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.
– Ra nước ngoài để định cư. – Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS. – Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng. – Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 1-7-2025 sau 12 tháng không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. (Khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2024) |
Theo đó, các thay đổi về các trường hợp được rút BHXH 1 lần từ ngày 1-7-2025 bao gồm:
Thêm 2 đối tượng được rút BHXH 1 lần là:
– Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Người khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị bệnh phong không còn được rút BHXH 1 lần.
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì được rút BHXH 1 lần thay vì chưa đủ 20 năm như quy định hiện hành.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1-7-2025 sau 1 năm nghỉ việc, không tham gia bảo hiểm xã hội và chưa có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội không được rút bảo hiểm xã hội 1 lần.
Xem thêm: Tin vui cho những người nghỉ hưu sớm, từ 1/7/2025, đóng bảo hiểm xã hội mức này có thể được nhận lương hưu
Theo đề xuất trên của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi được Bộ LĐ,TB&XH đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới về lương hưu.
Theo Bộ LĐ,TB&XH, quy định về thời gian đóng tối thiểu 20 năm để hưởng lương hưu chưa phù hợp với thực tế tham gia BHXH và nhu cầu hưởng lương hưu của người lao động (NLĐ). Điều này dẫn đến nhiều người không tích lũy đủ số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu, dẫn đến không đủ kiên nhẫn nên rời bỏ hệ thống BHXH. Đây là một nguyên nhân dẫn đến số người hưởng BHXH 1 lần tăng nhanh thời gian qua.
Để mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH, trong dự thảo luật sửa đổi, Bộ LĐ,TB&XH đề xuất sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm, nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục nên có thời gian tham gia BHXH ngắn được hưởng lương hưu.

Cụ thể, NLĐ đóng BHXH từ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu khi có đủ điều kiện: Nam đủ 61 tuổi 3 tháng, nữ 56 tuổi 8 tháng, tương ứng với tuổi nghỉ hưu. Mỗi năm sau đó, tuổi hưởng lương hưu tăng thêm 3 tháng với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và thêm 4 tháng với nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Về mức lương hưu, theo Bộ LĐ,TB&XH mức lương hưu được tính bằng 45% mức đóng, nếu tham gia BHXH đủ 15 năm với nữ và 20 năm đóng với nam. Sau đó, mỗi năm đóng BHXH được cộng thêm 2% vào lương hưu. Lương hưu tối đa bằng 75% mức đóng (nam đóng tối đa 35 năm, nữ tối đa 30 năm). Trường hợp thời gian tham gia BHXH từ 15-20 năm với nam, mỗi năm đóng được tính bằng 2,25% lương tháng tính đóng BHXH. Như vậy, nếu đề xuất trên được thông qua, nữ tới tuổi nghỉ hưu khi có 15 năm đóng BHXH sẽ được tính lương hưu bằng 45% mức đóng; nam tới tuổi nghỉ hưu nhưng mới tham gia BHXH 15 năm thì lương hưu được tính bằng 33,75% mức đóng.
Chia sẻ trên VietnamNet, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đánh giá, đề xuất giảm số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm là một sự tiến bộ vì người lao động.
Việc giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu là giải pháp đem lại “lợi ích kép”, chính sách này không chỉ góp phần ngăn làn sóng rút BHXH một lần mà còn giúp gia tăng số lượng người tham gia hệ thống BHXH.
Đặc biệt, với nhóm người lao động tham gia BHXH muộn (khoảng 45 – 47 tuổi mới tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục nhưng khi tới tuổi nghỉ hưu vẫn chưa tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH, cũng được hưởng lương hưu hằng tháng.
Chính sách BHXH được chi trả mức hưởng dựa trên mức đóng. Với những người đóng BHXH đủ thời gian tối thiểu 15 năm hưởng lương hưu thì tỷ lệ hưởng thấp.
Thế nhưng khi được hưởng lương hưu, định kỳ mức hưởng sẽ được Nhà nước điều chỉnh. Trong thời gian hưởng lương hưu sẽ được Quỹ BHXH mua bảo hiểm y tế, góp phần đảm bảo tốt hơn cuộc sống khi về già.
Nguồn: https://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tin-vui-cho-nhung-nguoi-nghi-huu-som-tu-1-7-2025-dong-bao-hiem-xa-hoi-muc-nay-co-the-duoc-nhan-luong-huu-d469508.html
Nguồn: https://nld.com.vn/hai-doi-tuong-moi-duoc-rut-bao-hiem-xa-hoi-1-lan-tu-thang-7-2025-196250401080807813.htm