03 đối tượng cán bộ cấp xã sẽ được hưởng phụ cấp 585.000 đồng/tháng
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo 585.000 đồng/tháng sẽ được áp dụng cho 03 đối tượng cán bộ cấp xã trong năm 2025.
Cụ thể, theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP, các Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân là các cán bộ cấp xã, được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,25. Mức phụ cấp được tính dựa theo trên mức lương cơ sở.

Trước đó, tại Nghị quyết số 159/2024/QH15, Quốc hội đã thống nhất chưa thực hiện tăng tiền lương khu vực công, lương hưu hay trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, các trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025. Như vậy, mức lương cơ sở trong năm 2025 sẽ vẫn áp dụng theo mức cũ là 2.340.000 đồng/tháng, đã được quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024).
Theo đó, trong năm 2025, các đối tượng là cán bộ cấp xã gồm Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 585.000 đồng/tháng (tức 0,25 x 2.340.000 đồng).
Bộ Chính trị chỉ đạo việc xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, và không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã
Bộ Chính trị đã giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp cùng với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo để nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện cũng như tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

+ Đối với cấp tỉnh: Ngoài căn cứ về quy mô dân số và diện tích, cần nghiên cứu kỹ các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng cũng như quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, việc phát triền ngành, mở rộng các không gian phát triển, phát huy được lợi thế so sánh, đáp ứng được yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, cũng như định hướng phát triển của giai đoạn mới… làm cơ sở, căn cứ khoa học trong việc sắp xếp.
+ Đối với cấp xã: Cần phải xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với các khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng hay hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá cùng với các vấn đề về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo… Xây dựng các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền các địa phương cấp xã.
Ngoài ra, cần phải làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh với cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương cho đến cấp xã (giữa bộ, ngành Trung ương, các sở chuyên ngành và các đơn vị, cá nhân phụ trách theo lĩnh vục), bảo đảm việc hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, có hiệu lực, hiệu quả; xác định được rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động được hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.
Xem thêm: Sau sáp nhập xã: Cán bộ công chức cấp xã phải có bằng đại học theo Nghị định 33 đúng hay không?
Theo Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn của công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
2. Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
…
Như vậy, theo quy định Nghị định 33/2023/NĐ-CP từ ngày 01/08/2023 thì công chức cấp xã phải tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã.
Trừ trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Theo đó, theo Điều 72 Luật Hộ tịch 2014 thì Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch. Như vậy, Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã chỉ cần có bằng trung cấp luật trở lên, không cần có bằng đại học.
Bên cạnh đó, Điều 38 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định Cán bộ cấp xã đang giữ chức vụ bầu cử quy định tại khoản 1 Điều 5 mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8; công chức cấp xã đang giữ chức danh quy định tại khoản 2 Điều 5 mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hết thời hạn này mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, trường hợp công chức cấp xã không có bằng đại học nhưng đang giữ chức danh thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/08/2023 phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Hết thời hạn này mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Sau sáp nhập xã: Toàn bộ cán bộ công chức cấp xã phải có bằng đại học theo Nghị định 33 đúng không? (hình từ internet)
Sau sáp nhập xã: cán bộ cấp xã phải có bằng đại học theo Nghị định 33 đúng không?
Theo Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy phải tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã phải tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
Lưu ý: cán bộ cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên
Bên cạnh đó, Điều 38 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định Cán bộ cấp xã đang giữ chức vụ bầu cử quy định tại khoản 1 Điều 5 mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8; công chức cấp xã đang giữ chức danh quy định tại khoản 2 Điều 5 mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hết thời hạn này mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, trường hợp cán bộ cấp xã đang giữ chức vụ bầu cử nhưng chưa có bằng đại học thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Hết thời hạn này mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Nguyên tắc quản lý cán bộ công chức cấp xã như thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã như sau:
– Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng.
– Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, số lượng và vị trí việc làm của cán bộ, công chức cấp xã; số lượng và chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/sau-sap-nhap-xa-can-bo-cong-chuc-cap-xa-phai-co-bang-dai-hoc-theo-nghi-dinh-33-dung-hay-khong-204532.html#goog_rewarded
Nguồn: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/ke-tu-nam-2025-co-3-doi-tuong-can-bo-cap-xa-duoc-huong-phu-cap-585000-dong-thang-901546.html