Sự cố đáng tiếc với trẻ nhỏ là điều không ai mong muốn, còn là nỗi ám ảnh rất lớn với những gia đình có con nhỏ. Cũng là một người mẹ, mình hiểu rõ sự mất mát này lớn đến chừng nào. Nhưng hy vọng bố mẹ các em bé và gia đình có thể vượt qua nỗi đau.
Con giờ mình xin phép chia sẻ lại sự việc này như một lời cảnh báo đến các bố mẹ, để không còn xảy ra sự cố đau lòng tương tự nha.
Tình trạng trẻ ‘đi’ khi ngủ là một hội chứng cần thận trọng. Ảnh minh họa/Nguồn: QQ
Nói về sự việc này, BSCKII Đinh Thị Thu Phương – Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương của bệnh viện chia sẻ rằng, 2 em bé được đưa vào viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến bệnh viện, rồi sau đó không qua khỏi.
Trường hợp đầu tiên là bé trai 6 tháng tuổi, khỏe mạnh hoàn toàn, được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn.
Gia đình bé cho biết buổi trưa 10/10 sau khi được cho ăn, bé nằm ngủ một mình trong phòng. Khi người nhà phát hiện bé đang nằm úp mặt xuống nệm và tím tái.
Bé được gia đình đưa đến một bệnh viện gần nhà cấp cứu ngừng tuần hoàn, bé có nhịp tim trở lại và được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Vậy nhưng khi vào vào khoa Cấp cứu và Chống độc, bé vẫn đang trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Tình trạng của bé ngày càng nặng, nguy cơ không qua khỏi nên bố mẹ bé quyết định xin cho con về.
Trường hợp thứ 2 là một bé gái 3 tháng tuổi, ở Hà Nội, cũng vào viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim trước nhập viện.
Gia đình bé cho biết, khoảng 23h đêm 19/10 bé được cho ngủ cùng bố mẹ. Nhưng đến 1h30 sáng, mẹ bé tỉnh dậy thì phát hiện con tím tái toàn thân và không thở.
Gia đình vội vã gọi xe cấp cứu đưa bé vào Bệnh viện Nhi Trung ương. Nhưng tại đây các bác sĩ phát hiện bé đã ngừng thở, ngừng tim, hạ nhiệt độ. Dù cố gắng hết sức nhưng các bác sĩ vẫn không thể cứu được bé.
Bác sĩ Phương cũng cho biết, trước đó cũng đã từng có vài trường hợp trẻ gặp sự cố tương tự được đưa vào khoa Cấp cứu & Chống độc bệnh viện này.
Từ sự việc đau lòng ở trên, TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu chống độc cảnh báo tới các bố mẹ rằng, Hội chứng đột t.ử ở trẻ nhỏ (SIDS) không tiên lượng được ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuần -1 năm tuổi.
Hội chứng này hay gặp ở trẻ 2-4 tháng tuổi và hầu hết đều xảy ra khi bé đang ngủ. Vậy nên các bố mẹ đang có con nhỏ ở giai đoạn này càng cần đặc biệt để ý con nhiều hơn nha.
Trẻ 2 đến 4 tháng tuổi có nguy cơ gặp hội chứng SIDS. Ảnh minh họa/Nguồn: Health
TS.BS Duy cũng cho biết, hội chứng này xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước. Mặc dù trước nay có nhiều những nguyên nhân khiến trẻ ‘đi’ đột ngột như ngạt thở, viêm cơ tim, chảy máu não… nhưng vẫn có nhiều bé gặp sự cố mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, sự cố trẻ ‘đi’ đột ngột thường xảy ra ở những bé có có khuyết tật nghiêm trọng ở hệ hô hấp, tim mạch hoặc sự kiểm soát nhịp thở của não bộ chưa phát triển hoàn thiện.
Ngoài ra, những bé có đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, nằm nghiêng – sấp. Kể cả những bé được ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với bố mẹ cũng nguy cơ cao ‘đi’ đột ngột.
Hơn nữa, nếu nhiệt độ phòng quá nóng hoặc bé được quấn quá nhiều quần áo, chăn to sẽ khiến bé bị tăng thân nhiệt do, nếu bé ngủ sâu có thể dẫn đến mất kiểm soát nhịp thở.
Bác sĩ cũng cho biết, các bé trai thường dễ bị mắc chứng ‘đi’ đột ngột khi ngủ nhiều hơn bé gái. Trẻ sinh non, cân nặng khi sinh thấp, chậm tăng trưởng cũng là đối tượng dễ gặp những nguy cơ này.
Ngoài ra những bé hay có thói quen nằm sấp; không có núm vú giả; Những bé có mẹ nhỏ hơn 20 tuổi; khoảng cách ngắn giữa các lần mang thai; những bé nằm chung giường với cha mẹ hoặc người chăm sóc; bé nằm giường nệm không ngăn nắp an toàn… cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
Để con không ‘đi’ đột ngột khi ngủ, TS.BS Duy nhắc các bố mẹ cần để ý cho bé nằm ngửa khi ngủ; cho bé dưới 1 tuổi ngậm núm vú giả để mở thông đường thở; đặt trẻ nằm trên tấm đệm ít bị trũng xuống.
Ngoài ra, không sử dụng gối, đồ chơi nhồi bông, chăn có nhiều lông hoặc quá lớn ở khu vực cũi/giường của trẻ; không trùm đầu trẻ; nhiệt độ phòng phù hợp, thông thoáng quần áo cho bé…
Khi thấy con có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, cần phải cho bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để sớm phát hiện những sự cố không mong muốn và xử lý kịp thời, tránh sự việc đáng tiếc như sự trường hợp 2 em bé báo chí vừa chia sẻ ở trên.
Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/lien-tiep-2-tre-duoi-6-thang-tuoi-ra-di-khi-ngu-loi-canh-bao-tu-benh-vien-nhi-tw
Xem thêm: Gần 100 trẻ qua đời do tổn thương thận cấp tính vì sử dụng loại siro ho này
Người phát ngôn Bộ Y tế, ông Muhammad Syahril cho biết tính đến ngày 18/10, nước này đã ghi nhận 206 ca tổn thương thận cấp tính, trong đó 99 trường hợp đã tử vong. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm quốc gia Indonesia (BPOM) thông báo đang điều tra khả năng các thành phần diethylene glycol và ethylene glycol trong siro ho tạo ra độc tố trong các nguyên liệu khác được sử dụng làm dung môi trong loại thuốc này.
Theo Reuters, cơ quan trên đã yêu cầu các bệnh viện và cơ sở y tế trong nước thu hồi số thuốc đã được dùng bị cho là gây ra các ca tử vong để xét nghiệm độc tố, đồng thời ngừng bán loại thuốc siro trị ho chứa paracetamol này đến khi nhận được thông báo mới.
Bộ Y tế Indonesia đã liên hệ với các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phối hợp với Hiệp hội Nhi khoa Indonesia (IDAI) và một bệnh viện ở thủ đô Jakarta để thành lập nhóm công tác điều tra vụ việc từ hôm 12/10.
Siro ho do Maiden sản xuất được cho là có liên quan đến cái chết của nhiều trẻ em ở Gambia và Indonesia – Ảnh: Reuters
Từ tháng 7 vừa qua, các bác sĩ tại Gambia đã phát hiện một số trẻ em có các triệu chứng suy thận sau khi sử dụng một loại siro có thành phần paracetamol được bán tại thị trường trong nước để hạ sốt. Tháng 9, nhà chức trách Gambia bắt đầu mở cuộc điều tra về vụ việc và xác định tổn thương thận là nguyên nhân dẫn đến 69 trẻ em tử vong. Nhà chức trách đã chỉ thị tạm dừng kinh doanh tất cả các nhãn hiệu siro trị ho chứa paracetamol và thu hồi những sản phẩm này tại các gia đình và hiệu thuốc.
Cơ quan thực phẩm và dược phẩm của Indonesia cho biết những sản phẩm siro ho nói trên chưa được đăng ký lưu hành và các thành phần của chúng hiện đã bị cấm trong tất cả các loại siro dành cho trẻ em được bán ở nước này.
Bộ Y tế Indonesia cũng yêu cầu y bác sĩ ở tất cả các cơ sở y tế tạm thời ngừng kê đơn hoặc cung cấp bất kỳ loại thuốc dạng lỏng hoặc siro nào cho đến khi quá trình điều tra kết thúc.
Trước đó, ngày 14/10, giới chức y tế Ấn Độ yêu cầu Công ty Maiden Pharmaceuticals ngừng sản xuất các loại siro ho, sau khi Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo chúng có thể liên quan đến cái chết của nhiều trẻ em ở Gambia và Indonesia.
Theo thông tin trên trang web của Maiden, công ty này sản xuất 2,2 triệu chai siro ho mỗi năm.
Siro ho thu giữ tại Banjul, Gambia ngày 6/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, WHO đã thông báo 4 sản phẩm siro trị ho và cảm lạnh của công ty dược phẩm Maiden của Ấn Độ gồm Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup chứa một lượng lớn diethylene glycol và ethylene glycol. Các chất này có thể khiến người dùng gặp phải các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu,… thậm chí dẫn tới tử vong.
4 loại siro được cho là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ
WHO dẫn thông tin từ Cơ quan Kiểm soát chất lượng dược phẩm Ấn Độ cho biết công ty Maiden chỉ mới cung cấp các sản phẩm trên đến Gambia, song không loại trừ khả năng những loại siro này được cung cấp đến các nước khác theo đường không chính thức. WHO khuyến cáo các nước rà soát và cấm lưu hành những sản phẩm này.
Nguồn: https://tuoitre.vn/gan-100-tre-em-indonesia-thiet-mang-vi-ton-thuong-than-sau-khi-uong-siro-ho-cua-cong-ty-an-do-20221019135624077.html