Một khi sức khỏe có vấn đề, cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu cảnh báo. Có thể là cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, tê chân tay… Những triệu chứng này có thể phát ra khi bạn đang làm việc, học tập, hoặc ngay cả khi bạn ngủ.

Vì thế, nếu thường xuyên nhận thấy một vài dấu hiệu dưới đây thì hãy cảnh giác với bệnh tât.

3

Thường xuyên gặp ác mộng trong khi ngủ

Người thường xuyên gặp ác mộng khi ngủ có thể là triệu chứng của bệnh Parkinson, hoặc một bệnh thoái hóa thần kinh nào đó, mà bác sĩ gọi đây là chứng rối loạn hành vi của giấc ngủ mơ. Bệnh Parkinson thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ.

Chuột rút

Tình trạng chuột rút đột ngột ban đêm có thể do cơ thể bạn thiếu canxi. Ngoài ra, nếu bị rút ở vị trí bắp chân, có thể do bạn đang mệt mỏi quá mức, ngủ sai tư thế, bị lạnh hoặc tắc nghẽn mạch máu…

Chảy nước dãi

Chảy nước dãi thường xảy ra ở người có thói quen nằm sấp. Nhưng nếu đã sửa tư thế ngủ mà không cải thiện thì có thể do vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, nếu người lớn tuổi thường xuyên chảy nước dãi khi ngủ có thể do tắc mạch máu não.

Cảm giác tê và và châm kim ở chân

Cảm giác ngứa, đau, nhói hoặc châm kim ở chân, đặc biệt là khi ngủ, có thể bắt nguồn từ hội chứng chân không yên. Đây là hội chứng khiến cho chân phải cử động để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này vẫn chưa tìm ra, tuy nhiên với những người có thói quen hút thuốc hoặc ít tập thể dục dễ làm bệnh nặng thêm.

Khó thở

Khó thở về đêm thường xảy ra ở những người mắc các bệnh về tim, hen phế quản. Nhất là với những người bị suy tim trái thường lên cơn sau khi ngủ sâu từ 1-2 tiếng. Tình trạng này nghiêm trọng đến mức buộc họ phải ngồi dậy vì khó thở.

Với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, họ sẽ có triệu chứng khó thở nhưng sẽ thuyên giảm nhanh sau khi ngồi dậy từ 10-60 phút.

Chóng mặt, nhức đầu

Người bị chóng mặt về đêm cần cảnh giác bệnh xơ vữa động mạch. Bởi vì một khi các mảng bám bị vỡ, lượng tiểu cầu trong máu sẽ trở nên lộn xộn, khiến cho huyết khối nhanh chóng hình thành xung quanh mảng bám và làm tắc động mạch.

Mất ngủ, ngủ ngáy liên tục

4

Ngáy ngủ là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, bác sĩ Beena Jani, MD – bác sĩ y học gia đình tại Summit Medical Group ở New Jersey cảnh báo rằng, khi tiếng ngáy của bạn nghe giống tiếng khịt mũi, tiếng thở hổn hển và đồng thời bạn thấy buồn ngủ quá mức trong ngày, thì đây có thể do mắc chứng “ngưng thở khi ngủ”.

Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa kỳ, chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra vì 1 trong 2 lý do:

Một là đường hô hấp trên bị tắc nghẽn nhiều lần trong khi ngủ, điều này có thể làm giảm hoặc ngừng hoàn toàn luồng không khí. Hai là não có thể không gửi các tín hiệu cần thiết để thở.

Ra mồ hôi trộm

Nếu không phải do nhiệt độ quá nóng mà vẫn bị ướt đẫm mồ hôi khi thức dậy, có thể là do hormones của bạn.

Theo Tiến sĩ Jani, ở những phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc người có vấn đề với chức năng của tuyến giáp thì hay xuất hiện tình trạng mất cân bằng nội tiết, gây toát nhiều mồ hôi vào buổi đêm.

Nghiến răng

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ chứng nghiến răng vào ban đêm do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do hệ quả là tình trạng mòn men răng, mẻ răng, hay bị đau hàm, đau đầu và hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm (khớp giữa hàm trên và hàm dưới bị viêm hoặc không còn hoạt động đúng).

Thường xuyên thức giấc vào ban đêm

Theo Tiến sĩ Jani, nếu thường xuyên thức giấc vào ban đêm không biết nguyên nhân và rất khó ngủ lại sau đó, hoặc bạn thức dậy quá sớm (vào lúc 4h30 sáng), thì đây có thể do bị trầm cảm hoặc lo lắng.

Xem thêm: Miệng bị khô và đắng khi ngủ ban đêm thì cần đi khám ngay vì có thể bạn đang mắc 5 bệnh này

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng luôn bị khô miệng khi ngủ vào ban đêm. Chứng khô miệng này khiến bạn không những không thoải mái mà còn đem lại cảm giác lo lắng, khó chịu. Bạn cũng không thể có được giấc ngủ ngon, kết quả là sáng hôm sau vô cùng mệt mỏi.

Ở tuổi 60, ông Tạ (Hàng Châu, Trung Quốc) đã gặp rắc rối như vậy trong suốt 2 năm qua. Ông thường cảm thấy khát nước, miệng khô, lúc nào cũng phải để bình nước ở gần mình mới yên tâm. Uống nhiều nước, ông Tạ cũng đi vệ sinh nhiều hơn, cả buổi đêm cũng phải dậy để đi. Thường xuyên phải dậy đi vệ sinh ban đêm như vậy khiến ông rất khó ngủ ngon.

Tuy nhiên, ông lại không nghĩ đó là dấu hiệu của bệnh nên không đến viện kiểm tra. Cho tới khi con ông trai phát hiện cha mình thường xuyên đi vệ sinh cả ngày lẫn đêm thì đã đưa ông đến bệnh viện kiểm tra. Cuối cùng, ông Tạ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Sau khi điều trị, các chứng khô miệng, tiểu nhiều của ông cũng được thuyên giảm.

Miệng bị khô và đắng khi ngủ ban đêm thì cần đi khám ngay vì có thể bạn đang mắc 5 bệnh này - Ảnh 1.

Theo nghiên cứu được lưu tại Thư viện Y khoa Hoa Kỳ (NIH) thì khô miệng thường được gây ra bởi dòng nước bọt giảm hoặc do thay đổi thành phần sinh hóa của nước bọt. Tác giả nghiên cứu, TS Mohammed Alsakran Altamimi, BS tại Đại học Nha khoa và Điều dưỡng Al-Farabi, Riyadh, Ả Rập Xê Út, cho biết, khô miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, nhưng không phải là triệu chứng duy nhất chỉ ra tình trạng này. Tuy nhiên, nó phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1,2.

Sau khi thông tin ông Tạ vì được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường mà dấu hiệu là khô miệng khi ngủ thì nhiều người hàng xóm xung quanh cũng bắt đầu lo lắng. Họ không biết mình có mắc bệnh không bởi vì ít nhiều cũng có tình trạng khô miệng ban đêm.

Trong thực tế, không phải tất cả trường hợp khô miệng ban đêm đều do bệnh lý, cũng có những trường hợp là do nguyên nhân sinh lý.

Tại sao ngủ vào ban đêm, miệng luôn khô?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây khô miệng là thiếu nước. Trong trường hợp cơ thể thiếu nước, các bộ phận khác nhau của cơ thể tự nhiên cũng sẽ trở nên rất khô. Sau khi bổ sung nước có thể được giảm bớt. Ngoài thiếu nước, khô miệng cũng có thể là do những lý do sau:

Thứ nhất, một số người trong trạng thái mở miệng khi ngủ ban đêm. Do đó độ ẩm trong miệng sẽ bị mất rất nhiều, rất dễ gây ra các triệu chứng khô miệng xuất hiện. Một số người thích nằm sấp, ngủ nghiêng, những tư thế ngủ này rất dễ dẫn đến chảy nước miếng, chảy nước miếng cũng dễ gây khô miệng bất thường.

Thứ hai, một số người sẽ xuất hiện các triệu chứng khô miệng vào ban đêm, là do không khí trong nhà quá khô. Trường hợp này thường có liên quan đến việc sử dụng thiết bị sưởi ấm trong nhà vào mùa đông, dùng điều hòa không khí vào mùa hè. Trong trường hợp này nên dùng thêm máy tạo độ ẩm trong nhà.

Miệng bị khô và đắng khi ngủ ban đêm thì cần đi khám ngay vì có thể bạn đang mắc 5 bệnh này - Ảnh 2.

Miệng khô và đắng khi ngủ vào ban đêm: Dấu hiệu cảnh báo 5 bệnh

Theo thông tin lưu trữ và chia sẻ trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, có tới 22% dân số gặp phải tình trạng khô miệng khi ngủ. Khi cơ thể mắc 5 bệnh này, rất có thể sẽ gây ra các triệu chứng khô miệng xuất hiện.

Bệnh gan mật: Bệnh gan mật có thể làm xuất hiện các triệu chứng khô miệng rõ rệt, đồng thời bệnh nhân sẽ cảm thấy có các triệu chứng đắng ở miệng, uống nước cũng không thể thuyên giảm. Điều này là do, gan cũng tham gia vào việc bài tiết mật của cơ thể con người, tham gia vào việc tiêu hóa thức ăn. Nếu chức năng gan giảm, mật không thể tiết ra kịp thời, sẽ gây ra trào ngược mật, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, xuất hiện hiện tượng khô miệng khô lưỡi đắng.

Ngoài ra, bệnh gan mật cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện rõ ràng của các triệu chứng vàng da trên cơ thể (phổ biến nhất là ở da và mắt). Nếu cơ thể tồn tại những triệu chứng này cùng một lúc thì có thể là gan và mật phát ra “tín hiệu cầu cứu”.

Bệnh răng miệng: Khô miệng cũng có thể do các bệnh răng miệng gây ra. Ngoài hôi miệng, bạn có thể thấy kèm theo các triệu chứng khác như đau răng, sưng nướu răng và các triệu chứng khác. Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị, sau khi điều trị bệnh răng miệng, tình trạng khô miệng cũng có thể được cải thiện.

Miệng bị khô và đắng khi ngủ ban đêm thì cần đi khám ngay vì có thể bạn đang mắc 5 bệnh này - Ảnh 3.

Bệnh hô hấp: Bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính cũng thường xuyên xuất hiện các triệu chứng khô miệng. Trong khi khô miệng, nếu có các triệu chứng như khó thở, tức ngực và ho, phần lớn là các vấn đề về hô hấp.

Bệnh tuyến giáp: Hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều, dẫn đến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể tăng tốc bất thường, dây thần kinh giao cảm cũng sẽ tiếp tục ở trạng thái hưng phấn. Bằng cách này, tốc độ tiêu hóa của cơ thể đối với nước cũng sẽ tăng tốc đáng kể, dễ dẫn đến các triệu chứng khô miệng hơn.

Bệnh tiểu đường: Hai triệu chứng điển hình nhất của bệnh tiểu đường là uống nhiều nước, đi tiểu nhiều hơn. Lượng đường trong máu tăng bất thường trong cơ thể sẽ mang lại kích thích xấu cho niêm mạc miệng, gây ra các triệu chứng khô miệng.

Và khi cơ thể cảm thấy khô miệng, nó sẽ gửi tín hiệu đến não để uống nước, uống nhiều nước tự nhiên sẽ đi tiểu nhiều hơn. Sau khi uống nước, trong một thời gian ngắn sẽ tiếp tục lại cảm thấy khô miệng.

Miệng bị khô và đắng khi ngủ ban đêm thì cần đi khám ngay vì có thể bạn đang mắc 5 bệnh này - Ảnh 4.

Làm thế nào để ngăn ngừa khô miệng?

Trong cuộc sống thường xuyên xuất hiện các triệu chứng khô miệng, sẽ mang lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Vì vậy, sau khi phát hiện triệu chứng này, nên đi khám kịp thời để có hướng điều trị thích hợp.

Ngoài ra, cần chú ý 4 điều sau:

Đầu tiên, trong hàng ngày để duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn đủ bữa, ăn nhiều một số trái cây và rau quả tươi, tránh ăn đồ ăn cay, lạnh…

Thứ hai, duy trì thói quen sống tốt: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần đánh răng không dưới hơn 2 phút. Đồng thời, nên duy trì thời gian làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên, phát triển thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, cố gắng không thức khuya. Thức khuya dễ dàng làm rối loạn hệ thống nội tiết, rất có thể dẫn đến nóng cơ thể, sau đó gây ra các triệu chứng khô miệng xuất hiện;

Miệng bị khô và đắng khi ngủ ban đêm thì cần đi khám ngay vì có thể bạn đang mắc 5 bệnh này - Ảnh 5.

Thứ ba, khi ngủ cố gắng giữ nằm thẳng, không chọn nằm nghiêng, nằm sấp: Nằm nghiêng, nằm sấp là những tư thế dễ chảy nước miếng này, làm mất độ ẩm lớn trong khoang miệng trong trạng thái ngủ, gây khô miệng.

Thứ tư, duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể thúc đẩy sự trao đổi chất nhanh hơn, cơ thể bài tiết độc tố cũng sẽ tăng tốc. Từ đó cho phép tất cả các chức năng nội tạng trong cơ thể và hệ thống nội tiết được duy trì trong tình trạng tốt, ngăn ngừa một số triệu chứng bất thường xuất hiện.

Nguồn: https://toquoc.vn/mieng-bi-kho-va-dang-khi-ngu-ban-dem-thi-can-di-kham-ngay-vi-co-the-ban-dang-mac-5-benh-nay-20220822162735937.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *