Theo thông tin từ BVĐK Tâm Anh, vừa qua các bác sĩ đã cấp cứu cho bé Minh (7 tháng tuổi) trong tình trạng nổi mề đay đỏ toàn thân kèm thở rít, nguy cơ tụt huyết áp, bác sĩ chẩn đoán bị phản vệ độ 2.

Gia đình cho biết, do mẹ thiếu sữa nên cho bé bổ sung sữa công thức bò. Cách đây 4 ngày, sau khi uống khoảng 150ml sữa, bé bị phản vệ nhẹ và được cấp cứu tại một bệnh viện. Khi về nhà gia đình ngưng sữa bò, cho bé thử sữa dê. Tuy nhiên, sau 2 tiếng bé nổi phát ban đỏ toàn thân, sưng phù, thở mệt, tức ngực, chảy nước mũi… được đưa đến cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 ngày 5/2.

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức- Ảnh 2.

Trẻ 1 tuổi nổi ban sau uống sữa công thức được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: BVCC

BS.CKI Cao Hoàng Thiện, khoa Cấp cứu đánh giá tình trạng tuần hoàn, hô hấp, ý thức và các biểu hiện ở niêm mạc, da, chẩn đoán bé bị phản vệ độ 2 gây co mạch nên khó lấy ven. Bệnh nhi được hỗ trợ thở oxy, tiêm thuốc chống sốc, chống dị ứng. Sau 30 phút cấp cứu, bé giảm sưng phù, mề đay, nhịp thở ổn định. Bác sĩ đánh giá nếu đến trễ hơn, bệnh nhi có nguy cơ tụt huyết áp, ngừng hô hấp, tuần hoàn.

Bệnh nhi được lưu tại phòng khám theo dõi và ra về trong ngày. Bác sĩ tư vấn nên thực hiện xét nghiệm dị nguyên để tìm nguyên nhân gây bệnh, đồng thời ngưng toàn bộ sữa công thức từ đạm động vật và thực phẩm chứa sữa, chỉ bú mẹ và ăn dặm.

Trẻ bị sốc phản vệ với sữa công thức nguy hiểm thế nào?

“Phản vệ độ 2 được đánh giá là trung bình nặng. Bé từng bị một lần nên có nhiều khả năng tái phát, xử trí xong vẫn có thể bị tái phản vệ nhiều lần với cấp độ nặng hơn”, bác sĩ Thiện nói, đồng thời lý giải nguyên nhân chủ yếu làm cho bé bị dị ứng đạm sữa bò là do hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ tự động sản xuất ra kháng thể miễn dịch IgE làm trung hòa các protein có trong sữa.

Mặc dù gia đình có chuyển qua sữa dê hay sữa cừu trẻ vẫn có khả năng bị mẫn cảm chéo. Hiện chưa có nghiên cứu hay số liệu thống kê, tuy nhiên đa phần các trường hợp dị ứng với sữa bò cũng rất dễ bị dị ứng với sữa của các loại động vật khác. Ngoài ra, trẻ có thể bị dị ứng với các loại thực phẩm được chế biến từ sữa động vật như sữa chua, bơ, phô mai…

Phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi trẻ tiếp xúc với dị nguyên. Đây là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản.

Có 4 cấp độ phản vệ gồm nhẹ (độ I) với các biểu hiện trên da như ngứa, mề đay, sưng phù môi, mắt, tay chân… Độ II là nặng, như trường hợp bé Minh sẽ đi kèm khó thở, đau bụng, nôn, tiêu chảy, tim đập nhanh, tăng huyết áp…. Độ III là nguy kịch với triệu chứng nặng hơn kèm rối loạn ý thức. Ở độ IV trẻ sẽ ngừng tuần hoàn và hô hấp, dẫn đến tử vong.

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức

Bác sĩ Thiện khuyến cáo, bên cạnh dị ứng đạm sữa, trẻ có thể bị phản vệ do dị ứng thuốc (thường gặp nhất là kháng sinh), thức ăn, nọc côn trùng… Khi cho trẻ ăn uống bất kỳ thực phẩm lạ, hãy cho thử một lượng nhỏ, sau đó quan sát và tăng dần. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện ban đầu của bệnh, ngay lập tức ngừng tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên và đưa đến các cơ sở y tế gần nhất.

Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/me-thieu-sua-be-7-thang-tuoi-bi-soc-phan-ve-lien-tiep-sau-2-lan-uong-sua-cong-thuc-172250212100641832.htm

Xem thêm: 3 mẹ con nhập viện cấp cứu do dùng cóc và trứng cóc

Lúc còn bé, em xem phim nước ngoài hay có hình ảnh những người phụ nữ đi khắp nơi, rao bán một món nghe rất lạ, đó là thịt cóc. Thậm chí là đi từng nhà, đặc biệt những nhà có trẻ nhỏ để mời mua.

Sau này em mới biết là nhiều người lớn tuổi tin rằng thịt cóc rất bổ dưỡng, đặc biệt là cho trẻ nhỏ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Thực hư thì không biết như thế nào, nhưng gần đây em đọc trên báo thì cũng có khá nhiều trường hợp trẻ nhỏ, người lớn ăn thịt cóc rồi phải nhập viện. Trên thực tế, cóc có thể dùng làm phương Đông y chữa trị bệnh nhưng không thể ăn trực tiếp. Em đọc trên Healthy thì cóc sống hoàn toàn chưa qua chế biến lại là một “thực phẩm” cực độc, các tuyến nọc độc sau tai và tuyến da chứa độc tố cóc trắng rất có hại cho con người. Nếu ăn hoặc tiếp xúc với cóc qua vết thương, con người có khả năng bị nhiễm độc.

Mặc dù hiện nay chưa có ghi chép rõ ràng về liều lượng gây ch.ết người do ngộ độc độc tố cóc nhưng có rất nhiều trường hợp không qua khỏi hoặc nguy kịch do ăn phải cóc.

hình ảnh

Ảnh VTC

Em đọc trên VTC thì Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa tiếp nhận 3 người bệnh vào cấp cứu, gồm mẹ và hai con sống tại huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) nhập viện với dấu hiệu mệt, buồn nôn, nôn nhiều .

3 người bệnh gồm mẹ và hai con sống tại huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) nhanh chóng được đưa tới Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu và điều trị. Được biết, nghe hàng xóm nói thịt cóc giàu dinh dưỡng, có tác dụng chữa còi xương nên người mẹ đã mua về chế biến. Trong quá trình sơ chế, thịt cóc đã được lột sạch da, bỏ nội tạng tuy nhiên còn giữ lại bộ trứng cóc. Sau khi chiên, hai con ăn thịt cóc, còn người mẹ ăn trứng cóc.

Khoảng 30 phút sau khi ăn, cả ba mẹ con đều có dấu hiệu mệt, buồn nôn, nôn nhiều và được đưa ngay đến trung tâm y tế huyện. Sau đó được chuyển đến Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Tại đây, ba mẹ con đã được thăm khám, thực hiện các chỉ định cận lâm sàng và được chẩn đoán ngộ độc thịt và trứng cóc. Rất may mắn, do cả ba mẹ con được đưa đến bệnh viện sớm, tình trạng ngộ độc thịt và trứng cóc chưa nặng. Các triệu chứng ngộ độc chủ yếu biểu hiện trên đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn do ăn lượng rất ít và chưa có bất thường tại cơ quan tim mạch, thần kinh. Sau một ngày điều trị bằng phương pháp rửa, làm sạch dạ dày; than hoạt, truyền dịch thải độc, theo dõi sát điện tim, men tim, tình trạng sức khỏe của mẹ và hai con đều đã ổn định và được ra viện.

hình ảnh

Ảnh VTC

Theo các chuyên gia, người dân không nên mạo hiểm ăn thịt cóc vì nghĩ bổ, chữa được còi xương, suy dinh dưỡng. Thực tế, thịt cóc cũng như các loại thịt khác, đều có hàm lượng dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên, trong gan, trứng, da, mủ, mắt và hạch thần kinh cóc có chứa rất nhiều chất độc, đặc biệt là bufotoxine. Đây là một chất cực độc, bền với nhiệt, có thể gây rối loạn nhịp tim và tử vong trong thời gian rất ngắn; bufotenin, dihidrobufotenin, bufotionin gây ảo giác; indolealkylamin có tác dụng gây ảo giác và co thắt ruột.

Theo tài liệu được xuất bản trong y học lâm sàng và thực nghiệm, cơ thể con người nói chung sẽ xuất hiện các triệu chứng trong vòng nửa giờ đến một giờ sau khi ăn cóc, bao gồm buồn nôn và nôn mửa thường xuyên, chóng mặt, nhức đầu, tê môi và chân tay, và trong những trường hợp nghiêm trọng, sốc, co giật, suy hô hấp và tử vong. Vì sự an toàn của bản thân và gia đình,chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên ăn trứng cóc, thịt cóc…

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

Nhiều người cho rằng thịt cóc có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, thậm chí có người còn cho rằng thịt cóc có công dụng kéo dài tuổi thọ. Y học hiện đại đã chứng minh trong cóc có chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm sưng tấy, bồi bổ tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Nó có tác dụng điều trị phụ trợ nhất định đối với chứng đau họng. Tuy nhiên, nếu không chế biến kỹ, độc tố trong thịt cóc có thể gây nguy hiểm. Độc tố của cóc chủ yếu là alkaloid, nếu ăn thịt cóc chưa qua chế biến, nọc độc của chúng sẽ tác động trực tiếp lên tim, gây tăng huyết áp, rối loạn hô hấp, khó thở, thậm chí tê liệt, thậm chí ngộ độc nhẹ sẽ gây sưng miệng, họng, buồn nôn và ói mửa. Những độc tố cóc này tập trung chủ yếu ở các tuyến nọc độc ở đầu, da, nội tạng, mạch máu và trứng cóc.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/3-me-con-nhap-vien-cap-cuu-do-dung-coc-va-trung-coc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *