Theo nghiên cứu, nghề nghiệp của cha mẹ có xu hướng ”di truyền” qua các thế hệ. Trong đó, nếu cha mẹ làm 3 ngành nghề này, dễ nuôi dạy con cái thành công nhất:

Giáo viên/ Nhà giáo dục

Ai cũng biết rằng, giáo dục luôn cần đổi mới theo thời đại. Điều này cũng có nghĩa là, giáo viên phải luôn duy trì tư duy “phát triển” để thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Chính vì thế, con cái trong những gia đình có cha mẹ làm giáo viên cũng có cơ hội hình thành tư duy phát triển từ nhỏ.

Đặc điểm này giúp trẻ thích ứng tốt hơn với thế giới không ngừng thay đổi.

Bên cạnh đó, giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải xây dựng lại và hệ thống hóa kiến thức một cách logic. Do đó, họ có hiểu biết sâu sắc về phương pháp học tập hơn các bậc phụ huynh khác.

Từ kinh nghiệm phân tích lỗi sai khi chấm bài, đến cách xây dựng hệ thống kiến thức khi soạn bài giảng – tất cả đều trở thành những “nguồn tài nguyên ẩn” trong giáo dục gia đình.

Quan trọng hơn, môi trường gia đình của giáo viên thường tạo ra bầu không khí học tập tích cực cho trẻ.

nuôi con, nuôi dạy con

Cha mẹ làm giáo viên dễ có khả năng nuôi dạy con cái thành công (Ảnh minh họa).

Cha mẹ cần chuẩn bị bài giảng, đọc sách, học hỏi – và trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi điều đó, cùng cha mẹ bước trên con đường phát triển tích cực.

Theo một nghiên cứu của Khoa Giáo dục, Đại học Cambridge: Con cái của giáo viên có điểm số trong các bài kiểm tra năng lực siêu nhận thức cao hơn 23% so với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi.

Khả năng giám sát và điều chỉnh quá trình học tập này chính là một “tấm vé vàng” giúp trẻ đối mặt với những bất ổn trong tương lai.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng nhiều giáo viên có xu hướng áp dụng cách dạy học trò vào việc nuôi dạy con cái, điều này dễ dẫn đến sai lầm.

Sự kiểm soát quá mức hoặc kỷ luật quá nghiêm khắc có thể tạo ra một môi trường gia đình căng thẳng, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ và làm mất cân bằng mối quan hệ cha mẹ – con cái.

Doanh nhân/ Nhà khởi nghiệp

Trường Kinh doanh Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 3.000 con cái của các doanh nhân và nhận thấy: 43% trong số họ đã từng tham gia vào hoạt động kinh doanh của gia đình từ khi còn nhỏ.

Mặc dù không phải tất cả đều kế thừa công việc kinh doanh của cha mẹ, nhưng họ vẫn thể hiện khả năng lãnh đạo và nhạy bén với kinh doanh sớm hơn những đứa trẻ khác.

Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng thẩm thấu nghề nghiệp”.

Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì con cái của doanh nhân thường được tiếp xúc với nhiều cơ hội giáo dục ưu việt hơn ngay từ nhỏ. Quan trọng hơn, dưới ảnh hưởng của cha mẹ, trẻ có cơ hội mở rộng tầm nhìn và nâng cao nhận thức một cách nhanh chóng.

Dần dần, khoảng cách giữa những đứa trẻ này và những đứa trẻ khác sẽ ngày càng lớn.

Ngoài ra, với lợi thế về nguồn lực tài chính, trẻ trong các gia đình doanh nhân có cơ hội thử nghiệm và mắc sai lầm mà không phải chịu quá nhiều áp lực.

Nhờ quá trình thử nghiệm – điều chỉnh – đúc kết kinh nghiệm liên tục, những đứa trẻ này có nhiều cơ hội để thành công hơn.

nuôi con, nuôi dạy con

(Ảnh minh họa)

Bác sĩ/ Nhà nghiên cứu khoa học

Dù là bác sĩ hay nhà nghiên cứu khoa học, chúng ta đều có thể nhận thấy một đặc điểm chung ở nhóm người này: Họ có xu hướng sử dụng dữ liệu để lập luận và dùng tư duy hệ thống để phân tích vấn đề.

Ngoài ra, do tính chất đặc thù của công việc, họ thường có yêu cầu nghiêm ngặt, kỹ lưỡng đối với mọi vấn đề, đồng thời phải đối mặt với áp lực và thất bại nhiều hơn. Những đặc điểm này, thông qua môi trường giáo dục gia đình hằng ngày, sẽ dần dần thấm nhuần vào con cái.

Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard: Con cái của bác sĩ hoặc nhà nghiên cứu khoa học có thành tích học tập trong các lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) cao hơn 31% so với con cái của những nghề nghiệp khác.

Điều này không phải do yếu tố di truyền, mà bởi vì từ nhỏ, các em đã quen với việc tiếp cận vấn đề bằng tư duy “chuỗi bằng chứng” nhờ sự ảnh hưởng từ cha mẹ.

Ngoài ra, một nghiên cứu mô phỏng căng thẳng của Đại học Johns Hopkins cho thấy: Mức tăng hormone cortisol – chỉ số phản ứng với căng thẳng – ở con cái của bác sĩ và nhà nghiên cứu khoa học thấp hơn 41% so với những đứa trẻ khác trong các tình huống bất ngờ. Điều này chứng tỏ chúng có khả năng điều chỉnh căng thẳng tốt hơn.

Trong môi trường gia đình như vậy, trẻ không chỉ rèn luyện được tư duy logic mà còn phát triển khả năng kiên trì vượt trội.

Những yếu tố này sẽ mang lại lợi thế lớn trong học tập cũng như công việc, giúp trẻ có một cuộc sống “mở lối thành công”.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là vì tính chất nghề nghiệp này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nên trẻ có thể thiếu sự quan tâm hoặc lớn lên trong một môi trường có phần căng thẳng.

Do đó, cha mẹ cần thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống, để vừa tạo ra ảnh hưởng tích cực cho con, vừa tránh những tác động tiêu cực từ áp lực nghề nghiệp.

nuôi con, nuôi dạy con

(Ảnh minh họa)

Thực tế, sự ảnh hưởng của nghề nghiệp cha mẹ đối với con cái không chỉ giới hạn trong ba nhóm trên. Ngay cả khi chúng ta làm những công việc bình thường, chúng ta vẫn có thể tìm ra lợi thế từ nghề nghiệp của mình để dẫn dắt con cái phát triển theo hướng tích cực.

Như nhà quản lý học Peter Drucker từng nói:

“Giáo dục tốt nhất là biến phương pháp làm việc thành trí tuệ cuộc sống”.

Dù nghề nghiệp của chúng ta có bình thường đến đâu, chỉ cần biết phân tích và tận dụng, chúng ta vẫn có thể giúp con cái trưởng thành vượt trội.

Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nghien-cuu-tu-cac-dai-hoc-cha-me-lam-3-nhom-nghe-nay-de-nuoi-day-con-cai-thanh-cong-a519468.html

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị viêm màng não nhưng cha mẹ hay nhầm với cảm lạnh khiến con tổn thương nặng

Việc chăm sóc con cái có thể rất dễ dàng nhưng đồng thời cũng rất phiền phức, trong số những điều phiền phức này, cha mẹ sợ nhất là vấn đề con ốm.

Khác với người lớn có thể có những cảm nhận chính xác và thể hiện một cách rõ ràng dấu hiệu bênh, khi trẻ mắc bệnh sẽ khó biểu đạt được trạng thái của bản thân. Cũng vì vậy, nhiều bậc cha mẹ sẽ bỏ qua dấu hiệu của trẻ hoặc đánh giá sai bệnh khiến tình trạng của trẻ xấu đi, hoặc không kịp thời cứu chữa.

Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ em | Vinmec

Đặc biệt trong hai bệnh cảm và viêm màng não, nhiều trường hợp lâm sàng là do cha mẹ nhầm viêm màng não với cảm lạnh, cuối cùng dẫn đến tổn thương não nặng ở trẻ.

Vì vậy, cha mẹ nên làm thế nào để phân biệt bệnh viêm màng não và cảm lạnh?

1. Nguyên nhân gây cảm cúm và viêm màng não

Cảm lạnh thường là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiễm một số loại virus gây bệnh theo mùa. Bệnh này thường xảy ra vào thời điểm chuyển mùa giữa thu sang đông và xuân hè. Với sự hiện diện của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, cảm lạnh thông thường có thể hồi phục trong thời gian ngắn, thời gian khởi phát khoảng 10 ngày, thường thì một tuần là có thể khỏi bệnh.

Cảm lạnh cũng có thể được chia thành hai loại: một là do lạnh và hai là do nhiệt. Các loại thuốc trị cảm do các nguyên nhân cũng khác nhau, cha mẹ cần phân biệt kỹ nguyên nhân khiến con bị cảm, để mua đơn thuốc chính xác hơn.

Cảm lạnh thông thường: Xem xét lựa chọn thuốc không kê đơn (OTC) - Clinical Pharmacy Club

Viêm màng não thường do nhiễm trùng màng não bao phủ phần trên của não người do sự xâm nhập và gây hại của virus, vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác trong máu, sau đó tiến triển thành viêm màng não. Trong bệnh viêm màng não ở trẻ em, vi khuẩn gây bệnh thường gặp chủ yếu là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Neisseria.

Đồng thời, cần lưu ý, cảm lạnh cũng là một trong những tác nhân gây viêm màng não ban đầu, nhiều trẻ không xử lý kịp các triệu chứng của bệnh cảm, dẫn đến sốt cao, cuối cùng diễn biến thành viêm màng não cấp tính. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải thận trọng khi bị cảm lạnh và đừng để tình trạng của con mình xấu đi.

2. Phân biệt triệu chứng của cảm lạnh và viêm màng não

Cảm lạnh là căn bệnh quen thuộc và phổ biến, các triệu chứng điển hình nhất là chóng mặt, sốt, đau họng, ho, sổ mũi,… Khi trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ có thể dễ dàng biết rằng đứa trẻ bị cảm lạnh.

Các biến chứng thường gặp của viêm màng não ở trẻ em | Vinmec

Các triệu chứng của bệnh viêm màng não gần giống như cảm lạnh, cũng sẽ xuất hiện các cơn đau đầu, sốt… nhưng nếu cha mẹ thấy con mình ngoài các triệu chứng cảm lạnh cơ bản thì trẻ vẫn sốt cao kèm theo buồn nôn, nôn, bất tỉnh và cử động đầu cứng,… thì có thể trẻ bị viêm màng não thay vì cảm lạnh thông thường.

Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

3. Phòng bệnh nên nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ

Trẻ em là đối tượng tập trung chủ yếu của bệnh viêm màng não, do cơ thể trẻ em còn chưa đủ khả năng miễn dịch nên rất dễ bị nhiễm virus từ bên ngoài. Vì vậy, nếu muốn con khỏe mạnh, cha mẹ cần nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ và điều chỉnh vóc dáng cho trẻ thông qua chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày.

Cách ăn uống giúp trẻ "miễn dịch” với các bệnh mùa hè

Chú ý cân đối dinh dưỡng và phối hợp thịt, rau trong khẩu phần ăn để trẻ có nhu cầu dinh dưỡng tốt hơn cho sự phát triển thể chất; thường xuyên đưa trẻ tập thể dục trong nhà hoặc ngoài trời để rèn luyện sức khỏe và nâng cao khả năng miễn dịch.

Lưu ý quan trọng: Cảm lạnh đơn giản sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng viêm màng não sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của trẻ và các triệu chứng giữa hai bệnh tương tự nhau, nhưng viêm màng não thường sẽ bị sốt cao, các triệu chứng xấu dai dẳng kèm theo buồn nôn, nôn mửa, bất tỉnh,…

Nguồn: https://vietnamdaily.kienthuc.net.vn/tin-247/viem-mang-nao-de-nham-voi-cam-lanh-263128.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *