Cà chua và khoai lang, khoai tây không nấu cùng lẩu hải sản

Cà chua và khoai lang chứa nhiều vitamin C, không nên kết hợp với hải sản. Vì asen pentavenlent có trong hải sản gặp vitamin C sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

tha-rau-nhung-lau

Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi

Rau mùng tơi “kỵ” với lẩu bò. Kết hợp hai thứ này với nhau sẽ khiến người ăn dễ bị đâu bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón

Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm

Giấm chứa nhiều axit, khi kết hợp cùng thịt dê sẽ phá hủy những thành phần dinh dưỡng quý giá của loại thịt này.

loai-rau-khong-nen-dung-de-an-lau-01

Lẩu gà không dùng rau kinh giới

Theo Đông y, không nên ăn thịt gà với rau kinh giới. Bởi hai thứ này ăn chung sẽ gây ra chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân hoặc ngứa ngày vùng đầu não.

Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang

Cua ăn chung với cần tây sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein của cơ thể. Còn khoai lang kết hợp với cua dễ gây ra sỏi thận.

Một số loại rau lành tính có thể sử dụng để ăn lẩu

Lẩu gà nên ăn kém với ngải cứu, rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm… Sự kết hợp này tạo thành một bài thuốc tốt cho sức khỏe.

Lẩu riêu nên ăn kèm với rau chuối, hoa chuối, rau muống và một số loại rau sống khác.

Lẩu vịt có thể ăn kèm rau muống và rau ngổ.

Ốc có tính hàn, do đó khi ăn lẩu cần kết hợp với những loại rau có khả năng trung hòa, tránh bị lạnh bụng như tía tô.

Lẩu bò nên dùng kèm các loại rau cần, rau cải (cải cúc, cải ngọt, cải thảo,…), hành tây, khoai môn, nấm…

Ăn lẩu cùng với các loại rau là sở thích của nhiều người, nhưng nhớ hãy chú ý cân nhắc để bảo vệ sức khỏe cả gia đình bạn.

Xem thêm: 20 lít nước lã trộn với 1 muỗng này cho ra nồi lẩu thơm ngon: Ăn lẩu ở hàng quán sợ quá

Gần đây em mới chuyển nhà, chưa thông thạo địa hình nên muốn tìm 1 quán lẩu cũng khó. Thế là hai vợ chồng đành rẽ vào quán ven đường để gọi nồi lẩu.

Dù nước lẩu ngon, đậm vị nhưng thỉnh thoảng em lại thấy hơi nồng chứ không thơm dịu như bình thường vẫn ăn ở các nhà hàng lớn. Thêm vài lần nữa em rẽ vào các quán ven đường khác nhưng tình trạng vẫn tương tự và đặc biệt là cứ sau ăn khoảng 1 tiếng là đau bụng.

Vừa mới đây em đọc một bài viết trên trang Doanh Nghiệp mới biết hóa ra người ta vẫn hay dùng các gói hóa chất nấu lẩu để “phục vụ các thượng đế”.

9zuvt4Ppe-YNQbGxl9NAS1xAf0lL84G9mS8iCv-9vZDMjUtJpvYls1kkYQkj_ZugCO56AmI3uIQ4PRfSr_e1dD-k0AM5MQ

Lẩu được nấu từ bột hóa chất (hình minh họa – Nguồn internet)

Dùng gói gia vị hóa chất để nấu lẩu như thế nào

Gói gia vị hóa chất dùng để nấu lẩu có dạng bột, dạng viên và dạng sốt với đủ loại hương vị khác nhau. Các gói gia vị này được bán công khai tại các chợ lớn nhỏ với giá chỉ từ 12 đến 30 nghìn đồng/gói.

Phần lớn thông tin trên gói gia vị đều được in bằng chữ Trung Quốc hoặc nước ngoài nên người tiêu dùng không thể biết tên đơn vị sản xuất, thành phần, nguồn gốc xuất xứ…

Các gói gia vị này có tác dụng “hô biến” nồi nước lã thành nước lẩu thơm ngon. Với 1 nồi lẩu 20 lít thì người ta chỉ cần dùng 1 thìa cafe bột nấu lẩu. Suy ra, 1 gói gia vị toàn hóa chất có thể được dùng trong rất nhiều ngày.

Các chủ nhà hàng vừa không mất nhiều chi phí mua xương, gia vị về lại không tốn thời gian nấu như khi ninh một nồi nước lẩu bình thường. Người bị hại ở đây chỉ có khách hàng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gói gia vị nấu lẩu sẵn thường có thành phần chủ yếu là các hợp chất hóa học. Không có hoặc rất ít chất dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

DCrDWjyv-d83LEe60YwkG0LdY7T6S7t7Ol4ydLCtLsDYt4RZ9DG8Y03mBsj-dSZciCXJRKyEUZ-8fQEkE8NOt3PTUsIdaw

Gói gia vị không rõ nguồn gốc (hình minh họa – Nguồn internet)

Cách tránh ăn phải nồi lẩu có hóa chất

– Tốt hơn hết, các mẹ nên tự nấu lẩu tại nhà thay vì ăn ngoài hàng quán.

– Nếu có nhu cầu sử dụng thêm gói gia vị nấu lẩu thì chỉ nên mua trong siêu thị, gói gia vị có đầy đủ thông tin về thành phần, nguồn gốc…

– Cách phân biệt nồi lẩu ngon sạch với lẩu được nấu bằng hóa chất khá đơn giản:

+ Mùi hương : Lẩu ngon có mùi thơm tự nhiên, thanh nhẹ còn lẩu hóa chất có mùi nồng, thơm ngào ngạt.

+ Vị: Lẩu tự nhiên có vị chua cay dễ chịu, rất dễ ăn còn lẩu hóa chất thì vị ngọt đậm, nồng rất kích thích.

+ Màu sắc: Lẩu tự nhiên có màu sắc không mấy bắt mắt còn lẩu hóa chất thì nhìn rất ngon mắt khác lạ.

Nguồn: https://xevathethao.vn/uncategorized/nhung-rau-nay-vao-noi-lau-la-doc-nhu-thach-tin-ngon-may-cung-dung-cho-vao.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *