Công chức, viên chức vui mừng vì được tăng lương
Chị Nguyễn Anh Thư, 39 tuổi (công chức đang làm việc trên địa bàn quận Ba ĐÌnh, Hà Nội) tỏ ra rất phấn khởi chia sẻ: “Đi làm được 18 năm rồi, chưa năm nào, mình thấy vui như năm nay (2025). Tết vừa rồi, ngoài thu nhập tăng thêm do tăng lương cơ sở, tiền lương của tôi còn được cộng thêm gần 4 triệu đồng. Ngoài ra, lần đầu tiên tôi cũng được nhận tiền thưởng Tết”.
Không chỉ chị Thư, nhiều người khác cũng thắc mắc về khoản tiền tăng thêm này. Nhiều người đang cho rằng do tinh giản biên chế, cắt giảm nhân sự khu vực công nên công chức thủ đô có tiền tăng lương.
Luật Thủ đô sửa đổi được thông qua có liệu lực từ 1/1/2025 đã giúp hàng trăm nghìn công chức, viên chức có thu nhập tăng thêm. Ảnh: N.T
Như chị Thư, sau khi làm việc với kế toán tôi mới biết có khoản ưu đãi về chính sách tiền lương dành riêng cho công chức, viên chức Thủ đô.
Chị Nguyễn Minh Trang, 37 tuổi, công chức huyện Thanh Trì cho biết, không chỉ chị mà nhiều công chức làm việc tại cơ quan rất vui mừng sau khi được tăng lương theo quy định mới của Luật Thủ đô sửa đổi.
“Hiện tại thu nhập của tôi được khoảng 14 triệu đồng/tháng (tăng thêm 3,8 triệu), đây là mức lương cao mà một công chức thuộc hàng chuyên viên tôi chưa từng dám nghĩ tới”, chị Minh Trang chia sẻ.
Vui mừng xen lẫn nỗi lo khi mới đây chị lại nghe tin trung ương tính toán sắp xếp, có thể bỏ đơn vị hành chính cấp huyện. “Không biết thời gian tới công việc của chúng tôi ra sao, chỉ hy vọng mọi thứ ổn thỏa”, chị Minh Anh băn khoăn.
Tăng lương theo Luật Thủ đô năm 2024
Thực tế, như Dân Việt đã thông tin, sở dĩ hàng trăm nghìn công chức, viên chức làm việc tại Thủ đô được tăng lương là bởi, căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Thủ đô 2024, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc Thành phố Hà Nội quản lý được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024 cũng quy định Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội sẽ quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do trung ương ban hành để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định trên; tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố;
Tổng mức chi thu nhập tăng thêm không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức. Ảnh: N.T
Quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách Thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách địa phương, thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố theo quy định trên và các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách;
Như vậy, tổng mức chi thu nhập tăng thêm không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố Hà Nội.
Sáng nay (25/2), HĐND TP Hà Nội cũng vừa thông qua Nghị quyết về việc quyết định biên chế và chỉ tiêu hợp đồng lao động khối chính quyền TP Hà Nội năm 2025.
Theo đó, biên chế công chức hành chính cấp huyện trở lên gồm 7.940 chỉ tiêu (giữ nguyên). Biên chế viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập gồm 117.555 chỉ tiêu (giữ nguyên). Cán bộ phường 1.056 chỉ tiêu; công chức phường 2.625 chỉ tiêu; cán bộ, công chức xã, thị trấn 8.632 chỉ tiêu; số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã 8.065 chỉ tiêu.
Như vậy, năm 2025 sẽ hơn 137.000 công chức, viên chức, người hoạt động chuyên trách cấp xã phường sẽ có thu nhập tăng thêm.
Xem thêm: Từ 01/01/2025: Hà Nội chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức
Cụ thể tại Điều 35 Luật Thủ đô, số 39/2024/QH15 về sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô thì Hội đồng nhân dân Thành phố được quyền quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này sau khi đã:
– Bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền
– Bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do trung ương ban hành

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này gồm được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc gồm cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các:
- Cơ quan Nhà nước
- Tổ chức chính trị
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Tổ chức chính trị – xã hội
- Đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc Thành phố quản lý.
Theo đó, tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.
Điều 16 Luật này còn quy định về việc thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và các chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô.
Xem thêm: Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025
Xác định tuổi nghỉ hưu đủ tuổi, trước tuổi và quá tuổi
Tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức được thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động 2019.
Cụ thể, theo khoản 1, Điều 60 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định công chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động.
Theo điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bảng tính tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức năm 2025 trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam là 61 tuổi 3 tháng, nữ là 56 tuổi 8 tháng.
Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… tuổi nghỉ hưu thấp nhất của lao động nam là 56 tuổi 3 tháng, của lao động nữ là 51 tuổi 8 tháng.
Đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt, tuổi nghỉ hưu cao nhất của lao động nam không quá 66 tuổi 3 tháng, lao động nữ không quá 61 tuổi 8 tháng.
Chính sách nào cho công chức về hưu trước tuổi?
Việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18 của Trung ương, dự kiến sẽ có nhiều người được giải quyết chế độ cho về hưu trước tuổi quy định.
Bộ Tư pháp vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội. Dự thảo này do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.
Bảng tính tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động nam và lao động nữ.
Để thực hiện chính sách, Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi và được cấp thẩm quyền đồng ý thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định pháp luật về BHXH.
Cán bộ thuộc diện nêu trên còn được hưởng thêm trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
Ngoài ra, cán bộ nghỉ hưu trước tuổi cũng được hưởng một số chế độ khác như: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu; được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho tổng số 20 năm đầu công tác, có đóng BHXH; từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương…
Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội Quốc hội cho biết, đối với người còn dưới 5 năm công tác, nên có chính sách giải quyết, động viên về hưu sớm với tinh thần “về sớm nhường chỗ cho người ở lại”.
Với những người này, nhà nước nên ban hành chính sách về hưu thông thoáng như về không phải trừ tỷ lệ hưởng lương hưu, hoặc có thể trừ ít, thậm chí hỗ trợ một khoản tiền như chính sách lâu nay vẫn làm để họ bảo đảm cuộc sống khi thôi làm nhà nước.
Đặc biệt, với những người về hưu trước tuổi nhưng vẫn còn khả năng làm việc, nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ để họ có thể làm việc, cống hiến cho xã hội.
Nguồn: https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/tu-01-01-2025-ha-noi-chi-thu-nhap-tang-them-cho-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-186-98543-article.html
Nguồn: https://danviet.vn/tiet-lo-ly-do-cong-chuc-vien-chuc-ha-noi-vua-duoc-tang-luong-3-4-trieu-dong-thang-20250225104832215.htm