Theo quy định, những công chức chưa đạt yêu cầu sẽ có thời gian 5 năm để hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định. Nếu hết thời hạn này mà vẫn chưa đáp ứng đủ, họ sẽ phải nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thuộc diện tinh giản biên chế. Điều này cho thấy một bước chuyển lớn trong việc nâng cao chất lượng nhân sự cấp xã, hướng đến bộ máy hành chính chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP, công chức cấp xã giữ các chức danh như Văn phòng – Thống kê, Địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường (đối với xã), Tài chính – Kế toán, Tư pháp – Hộ tịch, Văn hóa – Xã hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Độ tuổi: Từ 18 tuổi trở lên

Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông

Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành đào tạo phù hợp từng chức danh

Công chức cấp xã, tiêu chuẩn công chức cấp xã

Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, đối với các khu vực đặc thù như miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể điều chỉnh yêu cầu trình độ xuống trung cấp nhưng không được thấp hơn quy định chung.

Không chỉ yêu cầu về trình độ chuyên môn, công chức cấp xã còn phải được đào tạo về quản lý nhà nước, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học. Đối với những địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, công chức làm việc tại đây có thể cần biết thêm tiếng dân tộc để phục vụ tốt hơn công tác hành chính.

Quy định mới này đặt ra yêu cầu cao hơn đối với những ai muốn tiếp tục gắn bó với công việc tại địa phương. Đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để đội ngũ công chức nâng cao năng lực, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quản lý hành chính.

Việc siết chặt tiêu chuẩn tuyển dụng và bổ nhiệm công chức cấp xã không chỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn đảm bảo bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho người dân. Những ai đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn sẽ có nhiều cơ hội phát triển bền vững trong ngành, trong khi những người chưa đạt yêu cầu cần chủ động nâng cao trình độ để tránh bị loại khỏi hệ thống.

Nghị định 33/2023/NĐ-CP không chỉ là một văn bản pháp lý mà còn là một định hướng rõ ràng cho tương lai của đội ngũ công chức cấp xã. Đây là thời điểm quan trọng để những ai đang công tác trong lĩnh vực này nhanh chóng thích nghi, hoàn thiện năng lực và chuẩn bị tốt cho những yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Xem thêm: Từ 30/6/2025: Cán bộ, công chức không thực hiện điều này sẽ bị coi là không đáp ứng yêu cầu công việc

Từ 30/6/2025, cán bộ, công chức không thực hiện việc này sẽ bị coi là không đáp ứng yêu cầu công việc. Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, đến ngày 30/6/2025, toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu đến ngày 30/6/2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương ở cấp tỉnh, huyện, xã phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.

Yêu cầu này được nêu trong Thông báo số 56 của Văn phòng Chính phủ về kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, đồng thời gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

chuyển đổi số, quy định đối với cán bộ công chức

Theo quy định, kể từ ngày 30/6/2025, tất cả cán bộ công chức phải xử lý hồ sơ công việc online. Ảnh minh họa

Chủ đề chuyển đổi số năm 2025 là “Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số”. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thay đổi tư duy, phương pháp làm việc theo hướng hiện đại, minh bạch, lấy phục vụ người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Cung cấp dịch vụ công sẽ chuyển từ cơ chế “xin – cho” sang “chủ động – phục vụ”, tăng cường dịch vụ công trực tuyến nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý.

Mục tiêu đến cuối năm 2025 là 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến và toàn bộ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc phân cấp, ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính, áp dụng chính sách thu phí 0 đồng để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Các địa phương cần phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an số hóa dữ liệu hộ tịch, đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoàn thành trước ngày 31/3/2025. Trong đó, Bộ Công an có nhiệm vụ hoàn thiện Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, trình Quốc hội vào tháng 5/2025, trong khi Bộ Nội vụ sẽ phát động phong trào thi đua về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công vụ.

Nguồn: https://danviet.vn/tieu-chuan-cong-chuc-cap-xa-nam-2025-nhung-ai-du-dieu-kien-dam-nhiem-vi-tri-nay-20250321115428885.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *