Nhiều cặp vợ chồng vì công việc bận rộn nên họ chọn phương án gửi con cái cho ông bà chăm sóc. Điều này nghe có vẻ lý tưởng bởi ông bà là người ruột thịt, sẽ chăm cháu tốt như cha mẹ và cũng là cách giảm gánh nặng nỗi lo cho các cặp đôi.

Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều vấn đề dần nảy sinh , chẳng hạn như: Ông bà quá nuông chiều cháu, quan niệm nuôi dạy trẻ của ông bà không phù hợp với thời đại,…

Trước những mâu thuẫn, các cặp đôi không thể lớn tiếng với cha mẹ của mình, cũng khó để phân tích đúng sai bởi người già không nghe lý lẽ. Và điều nghiêm trọng xảy ra là khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ không nghe lời cha mẹ nữa, cha mẹ sẽ càng khó kiểm soát con cái.

Không ít người tỏ ra lo ngại khi để ông bà chăm sóc cháu. Tất nhiên, phương pháp nuôi dạy trẻ nào cũng có những ưu nhược điểm riêng, quan trọng là các ông bố bà mẹ tính toán làm sao để hợp lý.

Trẻ có 2 độ tuổi cực QUAN TRỌNG: Ông bà tốt nhất KHÔNG NÊN chăm sóc cháu giai đoạn này! - Ảnh 1.

1. Lợi ích của việc ông bà nuôi dạy con cái

Việc ông bà nuôi dạy trẻ em cũng có những lợi thế riêng. Đầu tiên, ông bà là những người chung huyết thống với trẻ, tình yêu thương mà họ dành cho con cháu là vô tư và sâu sắc.

Họ sẵn sàng dành thời gian, sức lực và công sức cho con cái, chăm sóc và quan tâm tỉ mỉ đến con cháu. Tình yêu thương này không thể thay thế bằng bất kỳ bảo mẫu hay đơn vị trông giữ trẻ nào. Các bậc phụ huynh chắc chắn sẽ cảm thấy an tâm khi giao con mình cho ông bà.

Ngoài ra, người cao tuổi thường đã nghỉ hưu và không còn áp lực công việc nên tinh thần sẽ thư thái hơn. Trạng thái bình tĩnh và thư giãn này sẽ giúp hình thành và phát triển tính cách của trẻ.

2. Những bất lợi của việc ông bà chăm cháu

Tuy nhiên, có một số nhược điểm trong cách nuôi dạy cháu của ông bà không thể bỏ qua, trong đó vấn đề phổ biến và nghiêm trọng nhất là sự nuông chiều quá mức.

Người già thường cưng chiều con cháu, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của cháu không giới hạn, bao gồm cả một số yêu cầu vô lý. Kiểu cưng chiều này không những không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ mà còn có thể khiến trẻ hình thành một số thói quen và hành vi xấu.

Ngoài ra, do sự khác biệt về quan niệm và phương pháp nuôi dạy con giữa cha mẹ lớn tuổi và cha mẹ trẻ nên mâu thuẫn và xung đột rất dễ phát sinh.

Người lớn tuổi có thể khăng khăng theo đuổi phong cách nuôi dạy con cái của riêng mình và cho rằng kinh nghiệm của họ là hoàn hảo, trong khi cha mẹ trẻ có xu hướng theo đuổi các khái niệm và phương pháp nuôi dạy con cái kiểu mới. Những khác biệt và xung đột như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sự hòa thuận trong gia đình mà còn có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em.

Trẻ có 2 độ tuổi cực QUAN TRỌNG: Ông bà tốt nhất KHÔNG NÊN chăm sóc cháu giai đoạn này! - Ảnh 2.

3. Thời điểm tốt nhất để ông bà ngừng chăm sóc cháu

Nói thật, nếu điều kiện cho phép, tự mình nuôi con chắc chắn tốt hơn. Một mặt, bạn có thể thiết lập mối quan hệ gắn bó với con, giúp việc giáo dục con dễ dàng hơn; mặt khác, ông bà cũng có cuộc sống tuổi già thoải mái mà không phải làm việc quá sức.

Nếu điều kiện thực sự không cho phép và bạn cần sự giúp đỡ của người lớn tuổi để chăm sóc em bé thì tốt nhất nên rút lui ở độ tuổi tiếp theo, nếu không sẽ vô cùng bất lợi cho sự phát triển của em bé.

3 tuổi

Trước khi trẻ được 3 tuổi, cha mẹ có thể không có đủ thời gian để đi cùng trẻ vì trẻ cần được chăm sóc cả ngày. Ở giai đoạn này, việc để người lớn tuổi giúp chăm sóc trẻ là lựa chọn tốt.

Tuy nhiên, khi trẻ lớn đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu vào mẫu giáo và cần dần thích nghi với môi trường sống và học tập tập thể . Lúc này, cha mẹ nên dần tiếp quản quyền giáo dục của con cái và để ông bà chủ yếu chăm sóc cuộc sống hàng ngày, còn việc giáo dục là trách nhiệm của cha mẹ.

Bởi vì một khi cha mẹ mất đi “quyền quyết định” trong việc giáo dục, trẻ sẽ rất khó học tập và phát triển thói quen tốt. Khi trẻ lớn lên, cha mẹ sẽ càng bất lực hơn.

Trẻ có 2 độ tuổi cực QUAN TRỌNG: Ông bà tốt nhất KHÔNG NÊN chăm sóc cháu giai đoạn này! - Ảnh 3.

5-6 tuổi

Nếu vì lý do nào đó mà cha mẹ không thể hoàn tất việc “bàn giao” với ông bà khi trẻ được 3 tuổi thì chậm nhất là khi trẻ được 5 đến 6 tuổi, cha mẹ nên quay về với việc nuôi dạty dạy con và tự chịu trách nhiệm với việc này.

Bởi vì sau 6 tuổi, trẻ em sẽ đi học tiểu học. Vào thời điểm này, trọng tâm cuộc sống của trẻ em chuyển từ gia đình sang trường học, và trọng tâm tương tác xã hội chuyển từ người thân sang bạn học.

Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nhu cầu trong cuộc sống của trẻ sẽ giảm dần và trẻ sẽ cần nhiều sự hỗ trợ về mặt tình cảm và tâm lý hơn.

Ông bà chăm sóc trẻ em là điều hoàn hảo trong cuộc sống, nhưng về mặt tâm lý, họ có thể bất lực trước vài tình huống, dù sao thì khoảng cách thế hệ giữa hai thế hệ cũng rất lớn. Nếu cha mẹ vắng mặt ở giai đoạn này, có thể gây ra sự thiếu hụt về mặt cảm xúc và khiếm khuyết về tính cách ở trẻ em.

Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng quay về với gia đình trước khi con vào tiểu học, tức là trước 6 tuổi, để hoàn tất việc “bàn giao” từ ông bà một cách suôn sẻ.

Xem thêm: Bé 5 tháng tuổi không đi tiểu trong 20 giờ, bị sưng khắp người, bác sĩ phát hiện nguyên nhân đến từ bữa ăn hàng ngày

Sự thiếu hiểu biết, kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy con cái của bố mẹ sẽ là “quả bom nổ chậm” khiến đứa trẻ luôn phải đối diện với tình huống nguy hiểm bất cứ khi nào, trên hành trình con khôn lớn. Đây cũng là vấn đề làm cho các y bác sĩ không ít lần “đau đầu nhức óc” khi tiếp nhận những trường hợp trẻ nhập viện, chỉ vì nguyên nhân đến từ các bậc bố mẹ.

Đơn cử như khi nói về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của mình, bác sĩ Tần Đạo Nhụy, Khoa Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã nghĩ ngay đến bé gái 5 tháng tuổi mà ông đã điều trị gần đây.

Bé 5 tháng tuổi không đi tiểu trong 20 giờ, bị sưng khắp người, bác sĩ phát hiện nguyên nhân đến từ bữa ăn hàng ngày - 1 

Vị bác sĩ kể, khi anh đang trực ở khoa nội trú lúc nửa đêm thì được bác sĩ ở khoa cấp cứu đánh thức vì có trường hợp bé 5 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng khá nghiêm trọng. Khi đến kiểm tra đứa trẻ, nhìn thấy niệu quản của cả hai quả thận của bé gái này trong phòng siêu âm B bị sỏi chặn, bác sĩ đã rất sốc. Làm sao một đứa trẻ nhỏ như vậy lại có nhiều sỏi trong bụng như vậy?

Khi đứa trẻ được đưa đến bệnh viện, bố mẹ bé cũng cho biết con đã không đi tiểu trong 20 giờ, và toàn thân đã dần sưng lên. Lúc bác sĩ ấn ngón tay vào thì có một vết lõm, rõ ràng là phù thận và đứa trẻ đã ở trong trạng thái bán hôn mê. Ngay sau đó, bé gái đã được phẫu thuật khẩn cấp, và rất nhiều viên sỏi đã được lấy ra khỏi dạ dày của đứa trẻ. Thậm chí vị bác sĩ còn thất kinh vì nó còn nhiều sỏi hơn cả người lớn.

Bé 5 tháng tuổi không đi tiểu trong 20 giờ, bị sưng khắp người, bác sĩ phát hiện nguyên nhân đến từ bữa ăn hàng ngày - 2

Hoàn thành xong ca phẫu thuật, cuối cùng nước tiểu của cô bé cũng đã được thải ra, tình trạng phù nề cũng dần thuyên giảm. Lúc này, bác sĩ mới thở phào nhẹ nhõm. Sau khi tìm hiểu kỹ và trao đổi với gia đình bé, bác sĩ mới tìm ra nguyên nhân khiến đứa trẻ rơi vào tình trạng sức khoẻ như vậy, hóa ra là do thức ăn dặm mà bố mẹ đứa trẻ cho con ăn suốt thời gian qua.

Mặc dù cô bé chỉ mới 5 tháng tuổi, nhưng bố mẹ đã tập cho em ăn dặm sớm. Tuy nhiên, thức ăn dặm cho trẻ lại không phải là cháo hay bột gạo, mà là các món ăn của người lớn được thêm vào thức ăn và cho bé ăn trực tiếp. Nếu trẻ thích, chúng sẽ ăn nhiều hơn và có thể bỏ qua việc uống sữa.

Chính hành động sai lầm này của bố mẹ, đã dẫn đến chứng khó tiêu và hình thành sỏi trong dạ dày của con. Theo thời gian, tình trạng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nhưng may mắn thay, khi bé gái ở trên được đưa đến bệnh viện, mọi chuyện vẫn chưa quá muộn nên bác sĩ mới có thể chữa trị kịp thời cho đứa trẻ.

Bé 5 tháng tuổi không đi tiểu trong 20 giờ, bị sưng khắp người, bác sĩ phát hiện nguyên nhân đến từ bữa ăn hàng ngày - 3

Từ trường hợp này, bác sĩ đã đưa ra lời khuyên, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, có một số sai lầm phổ biến mà bố mẹ cần tránh để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

1. Bổ sung thức ăn quá sớm

Bố mẹ nên đợi đến khi trẻ được 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho ăn dặm. Việc bổ sung thức ăn quá sớm có thể gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, thậm chí dẫn tới nguy cơ sỏi thận.

2. Bổ sung thức ăn quá muộn

Mặc dù không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm, nhưng nếu chờ đến khi trẻ được 8 hoặc 9 tháng tuổi mới bắt đầu, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội quan trọng để trẻ làm quen với thức ăn. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ không muốn ăn dặm và thậm chí gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.

3. Cho trẻ ăn đồ ăn của người lớn quá sớm

Thức ăn dành cho người lớn thường chứa nhiều gia vị và được cắt thành miếng lớn, điều này không phù hợp với trẻ dưới một tuổi. Thức ăn bổ sung cho trẻ cần được chế biến riêng, nhẹ nhàng, ít muối và dầu, với kích thước nhỏ hơn để dễ tiêu hóa.

4. Chỉ cho trẻ ăn cháo trắng

Mặc dù cháo trắng được coi là dễ tiêu hóa, nhưng nó chỉ chứa carbohydrate mà thiếu protein và chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Cháo trắng có thể được cho ăn thỉnh thoảng, nhưng không nên là thức ăn chính trong thời gian dài.

5. Cho trẻ ăn quá nhiều ngay từ đầu

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ. Việc cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc có thể dẫn đến táo bón hoặc khó tiêu.

6. Cho trẻ thử quá nhiều loại thức ăn ngay từ đầu

Nên bắt đầu với một loại thực phẩm và từ từ mở rộng. Nếu trẻ được cho ăn nhiều loại thực phẩm cùng lúc, có thể gây khó tiêu hoặc dị ứng mà cha mẹ không biết nguyên nhân từ đâu.

7. Ngừng cho trẻ uống sữa khi bắt đầu ăn dặm

Một số phụ huynh nghĩ rằng khi trẻ 7 hoặc 8 tháng tuổi, có thể chỉ ăn dặm mà không cần uống sữa. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung chỉ là bổ sung thêm dinh dưỡng; nguồn dinh dưỡng chính vẫn đến từ sữa cho đến khi trẻ đủ một tuổi.

Nguồn: https://afamily.vn/tre-co-2-do-tuoi-cuc-quan-trong-ong-ba-tot-nhat-khong-nen-cham-soc-chau-giai-doan-nay-2025062512131087.chn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *