Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, việc nuôi dạy một đứa trẻ hiện nay không chỉ đơn thuần là trẻ được ăn no và mặc ấm. Nhiều cha mẹ luôn muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất.

Tuy nhiên nhiều bố mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con khoa học, nên trước khi trẻ 2 tuổi đã vội vàng “cai” những việc này, trên thực tế dễ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Trước 2 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng về thể chất và trí não của trẻ

– 0-6 tháng: trong giai đoạn này, bé chủ yếu ngủ và lớn rất nhanh, có thể nói là lớn nhanh từng ngày, cũng là giai đoạn phát triển trí tuệ ban đầu.

Trước khi trẻ được 2 tuổi, mẹ đừng vội "cai" những việc này

Trước 2 tuổi, trẻ có những bước phát triển ngoạn mục đến bố mẹ cũng bất ngờ (Ảnh minh họa).

– 6-9 tháng: Giai đoạn bé bắt đầu có những chuyển động lớn cũng là bước đầu tiên bé khám phá thế giới, lúc này bố mẹ có thể đánh giá sự phát triển trí tuệ của bé có bình thường hay không thông qua phản ứng của bé với những thứ xung quanh.

– 9-15 tháng: Ở giai đoạn này, bé dần biết ngồi, đứng, đi và các hành động khác, có thể phân biệt chính xác các sự vật xung quanh, sử dụng các ngón tay một cách linh hoạt.

– 18-24 tháng: Trẻ có thể giao tiếp đơn giản với mọi người xung quanh, tự mình khám phá thế giới và học cách đi bộ và chạy bộ.

Trước 2 tuổi, có một số điều cần thiết để bé phát triển tốt, mẹ đừng vội “cai” 4 việc này

1. Sữa mẹ

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất. Trước khi trẻ được 6 tháng tuổi, sữa mẹ có thể cung cấp hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà không loại thức ăn nào khác có thể thay thế được.

Nhưng trên thực tế, sữa mẹ vẫn rất quan trọng đối với trẻ ngay cả sau 6 tháng tuổi. Nhiều chuyên gia khuyên các mẹ nên duy trì việc cho con bú mẹ đến ít nhất 2 tuổi, vì việc bỏ sữa mẹ sớm có thể làm giảm sức khỏe thể chất của trẻ. Vì vậy, nếu có điều kiện, các mẹ nên cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt.

Trước khi trẻ được 2 tuổi, mẹ đừng vội "cai" những việc này, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ - Ảnh 3.

Sữa vẫn là thức ăn cần thiết đối với trẻ trước 2 tuổi (ảnh minh họa).

2. Sữa bột

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trong một số trường hợp, việc bú mẹ hoàn toàn không còn đáp ứng đủ nhu cầu thể chất của trẻ, lúc này trẻ cần phải bổ sung thêm sữa bột công thức. mặc dù một số mẹ cho rằng thức ăn dặm có thể thay thế sữa bột nhưng thực tế, trước 2 tuổi do hệ tiêu hóa của bé chưa trưởng thành nên chưa tiêu hóa được phần lớn thức ăn. do đó, giai đoạn trước 2 tuổi, bố mẹ không nên vội cắt hẳn sữa công thức trong chế độ ăn của con mà nên duy trì xen kẽ các bữa ăn dặm.

3. Tã

Trước khi trẻ được 2 tuổi, mẹ đừng vội "cai" những việc này, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ - Ảnh 2.

Ngày nay, tã giấy là thứ mà bé sơ sinh nào cũng sẽ sử dụng, nhưng vì làn da mỏng manh của bé nên nhiều bậc cha mẹ không muốn mua loại bỉm rẻ tiền, do đó đây cũng trở thành một khoản chi lớn. Để tiết kiệm chi phí, một số mẹ sẽ cho con bỏ bỉm sớm. Nhưng trên thực tế, bàng quang của trẻ vẫn tiếp tục lớn và hoàn chỉnh đến lúc 3 tuổi. Nó phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Nếu cha mẹ bỏ bỉm sớm mà xi tè, hoặc cho trẻ ngồi bô sớm là phá hỏng quy trình đó. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và không có lợi cho sức khỏe của trẻ.

4. Giày tập đi

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng sau khi bé tập đi, bé có thể đi giày bình thường như trẻ lớn. Thực tế không phải như vậy, hầu hết các bé mới tập đi đều chưa nắm được tư thế đi đúng, bước phát triển chân còn rất yếu, dễ gặp chấn thương. Vì vậy, trước khi bé được 2 tuổi, tốt nhất mẹ nên sắm cho bé những đôi giày tập đi chuyên dụng để tránh bé bị vấp ngã khi tập đi, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp.

Bên cạnh một số thứ nêu trên bố mẹ không nên “cai” cho con quá sớm thì trước 2 tuổi, bố mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với bất kì loại màn hình điện tử nào. Điện thoại, ti vi, máy tính bảng luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với trẻ nhỏ nhưng các chuyên gia đều khuyên rằng những sản phẩm này không phù hợp với trẻ dưới 2 tuổi. Nếu trẻ tiếp xúc với các sản phẩm điện tử quá sớm, trẻ có thể bị ám ảnh bởi chúng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não của trẻ.

 

 

Xem thêm: 3 tín hiệu con muốn ngừng đóng bỉm, để lâu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Nhiều mẹ vẫn hay băn khoăn là khi nào nên ngừng đóng bỉm cho con. Có mẹ bảo 2 tuổi thì bỏ dần, có mẹ thì mới 18 tháng đã bắt con tập đi vệ sinh tự chủ. Em cũng rối khoản này lắm các mẹ.

Nhưng theo một số thông tin em xem trên các trang nuôi dạy con nhỏ, độ tuổi bỏ bỉm ở mỗi bé là khác nhau. Và mẹ chỉ nên bỏ bỉm khi con sẵn sàng. Thường sẽ có 3 tín hiệu con muốn ngừng đóng bỉm.

Mẹ cần bỏ ngay cho con kẻo để lâu ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể và tâm lý.

Tác hại khi con muốn ngừng mà mẹ cứ bắt đeo bỉm

1. Con khó đi tiểu tự chủ

Trẻ sơ sinh nên dùng bỉm nhưng khi bé đã được 3 tuổi, đi mẫu giáo, mẹ nên bắt đầu giúp con tạm biệt bỉm đi nhé. Mặc bỉm quá độ tuổi có thể khiến bé không quen với việc đi tiểu tự chủ, gây khó khăn cho đường tiết niệu sau này.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: ZH

2. Bé cảm thấy tự ti

Sau khi các bạn cùng trang lứa đã ngừng đóng bỉm mà con vẫn dùng thì có thể khiến con bị bạn chọc quê. Con cảm thấy mình khác lạ, lạc lõng, chẳng may bị chế giễu sẽ tổn thương tâm lý, lòng tự trọng, mất đi sự tự tin.

3 tín hiệu con muốn ngừng đóng bỉm

1. Con đang đi tiểu ý thức

Khi trẻ biết bày tỏ với bố mẹ là muốn tè bằng hành động hoặc lời nói thì chính là dấu hiệu con sắp có thể bỏ bỉm hẳn. Khi trẻ tự nhận ra mình muốn tè, có ý thức muốn đi vệ sinh là cơ hội tốt để rèn luyện cho trẻ thói quen tự đi như người lớn.

2. Không đi ra bỉm trong nhiều lần liên tiếp

Một số trẻ có thể không ra hiệu cho bố mẹ biết là muốn đi vệ sinh nhưng trẻ sẽ tỏ thái độ bằng cách giảm bớt hành vi đi trực tiếp ra bỉm. Nếu phát hiện bỉm khô hơn ngày thường, mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn bé gọi mẹ khi muốn đi vệ sinh. Đây là tín hiệu con có thể bắt đầu tập đi vệ sinh tự chủ, có ý thức.

3. Quan tâm đến nhà vệ sinh

Khi nhận thấy trẻ có hứng thú đi vệ sinh hoặc có ý thức bắt chước tư thế đi vệ sinh của người lớn có nghĩa là có thể ngừng đóng bỉm cho con. Lúc này, trẻ rất tò mò muốn tự mình đi vệ sinh. Bố mẹ có thể tận dụng hiếu kỳ của bé để dạy trẻ đi vệ sinh một cách độc lập.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: cw

3 lưu ý khi tập cho con đi vệ sinh tự chủ

1. Khuyến khích trẻ sử dụng nhà vệ sinh một cách độc lập

Trẻ tò mò về nhà vệ sinh không có nghĩa là trẻ sẵn sàng sử dụng nhà vệ sinh. Mẹ nên hướng dẫn con từ từ từng bước một, đừng làm con thấy hoảng. Sau đó, mẹ nên khuyến khích con từng chút một, ngày thử đi 1, 2 lần rồi tăng dần. Nhớ khen con ở những lần đầu tiên con tự đi vệ sinh nha mẹ.

2. Dạy con cẩn thận

Kích thước bồn đi của người lớn đôi khi gây khó khăn cho trẻ. Hoặc mẹ cho bé quen dần bằng cách tập ngồi bô em bé hoặc mẹ đầu tư cho con dụng cụ hỗ trợ. Những lần đầu, có thể con thấy khó khăn, khóc hoặc ngồi lâu mới ra.

Mẹ cần kiên nhẫn, đừng hối thúc, đừng la mắng khi con lỡ đi trượt ra sàn. Cần dạy con cách xử lý đúng, hướng dẫn và giúp con hình thành thói quen đi vệ sinh.

3. Cố gắng mặc quần rộng rãi và thoải mái cho con

Quần chật sẽ cản trở việc đi vệ sinh của trẻ, vì con chưa thành thục việc kéo xuống rồi mặc lại như người lớn. Ống quần, thắt lưng cột dây vướng víu sẽ khiến con chán ghét việc phải đi vệ sinh.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: babyhome

Do đó, mẹ mặc quần lưng thun, ống rộng rãi, thoải mái là một cách để khuyến khích trẻ đi vệ sinh.

Khi có những tín hiệu con muốn ngừng đóng bỉm, mẹ nên dạy con cách tự đi vệ sinh. Điều đó là tốt cho sự phát triển cả thể chất và tâm lý của con. Đừng vì mẹ thấy tiện lợi mà cứ bắt con đóng bỉm tới lớn luôn thì kỳ lắm đó mẹ.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/3-tin-hieu-con-muon-ngung-dong-bim-de-lau-anh-huong-den-su-phat-trien-cua-tre

Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/truoc-khi-tre-duoc-2-tuoi-me-dung-voi-cai-nhung-viec-nay-neu-khong-se-anh-huong-den-su-phat-trien-cua-tre-22202113322844258.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *