Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc hưởng lương hưu thường được áp dụng với người lao động đóng đủ 20 năm BHXH và đủ tuổi theo quy định (lao động nam cần đủ 62 tuổi vào năm 2028, lao động nữ cần đủ 60 tuổi vào năm 2035). Mặc dù thế, vẫn có những trường hợp được nghỉ hưu khi 40 tuổi.
Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Điều này có nghĩa, người lao động có thể được hưởng lương hưu khi mới 40 tuổi, nếu đáp ứng đủ 4 điều kiện:
Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội: Điều này đòi hỏi sự cam kết và đóng góp liên tục vào hệ thống bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian dài, bắt đầu từ khi họ gia nhập thị trường lao động.
Làm việc từ năm 20 tuổi và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ mỗi năm: Người lao động cần bắt đầu sự nghiệp lao động từ độ tuổi 20 và đảm bảo mỗi năm làm việc đều kèm theo đóng đủ bảo hiểm xã hội.
Có ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên: Mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được xem là một độ chệch lớn từ khả năng lao động bình thường.
Vậy khi nghỉ hưu ở độ tuổi 40 thì lương hưu của người lao động tính thế nào?
Theo quy định chi tiết tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, việc tính toán mức lương hưu hằng tháng cho người lao động được thực hiện liên quan đến thời gian đóng bảo hiểm và tuổi nghỉ hưu.
Mức lương hưu hằng tháng: Mức lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng mà người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội. Số năm đóng bảo hiểm xã hội để đạt được mức lương hưu tối thiểu là 18 năm đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2020, 19 năm nghỉ hưu từ năm 2021 và 20 năm nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi. Đối với lao động nữ, yêu cầu là đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội để được nghỉ hưu từ năm 2020 trở đi.
Giảm mức lương hưu đối với nghỉ hưu trước tuổi: Trong trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giảm 2% mức lương hưu. Nếu tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng, mức giảm sẽ là 1%, nhằm đảm bảo tính chính xác và công bằng trong việc xác định mức giảm.
Tăng mức lương hưu hàng năm: Mỗi năm sau thời điểm đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, mức lương hưu sẽ được tăng thêm 2% cho đến khi đạt đến mức tối đa là 75%.
Người lao động sinh năm nào sẽ nghỉ hưu vào tháng 12/2023?
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 quy định: Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ, cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo đó, vào năm 2023 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi. Độ tuổi này áp dụng đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, với điều kiện lao động bình thường, theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu, lao động nam sinh tháng 2/1963 sẽ nghỉ hưu tháng 12; lao động nữ sinh tháng 11/1967 sẽ nghỉ hưu tháng 12.
Trong trường hợp người lao động nghỉ hưu sớm 5 năm, lao động nam sinh tháng 2/1968; lao động nữ sinh tháng 11/1972 sẽ nghỉ hưu tháng 12.
Khi nghỉ hưu, người thụ hưởng sẽ nhận về khoản tiền lương hưu đều đặn hằng tháng. Mức tiền lương nhận được phụ thuộc vào mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng và số năm đóng. Thời gian đóng càng dài, mức đóng càng cao thì mức hưởng lương hưu càng cao và ngược lại. Ngoài tiền lương, người thụ hưởng còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được chi trả phần lớn chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong suốt quá trình hưởng chế độ hưu trí.
Xem thêm: Bổ sung thêm 4 nhóm công chức, viên chức được hưởng chính sách NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi tinh giản bộ máy
Theo Nghị định 67 , có bốn nhóm được bổ sung hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi khi tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị.
Cụ thể, Nghị định 67 sửa đổi, bổ sung Điều 2 về đối tượng áp dụng để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị.
Nhóm 1, gồm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Internet.
Nhóm 2 là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/1/2019 và lực lượng vũ trang còn đủ 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế , cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Nhóm 3 là người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.
Nhóm 4 là cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định; cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Theo quy định của Nghị định 67, trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 2 năm đến đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Những người này cũng được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định. Cùng với đó, họ được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp có tuổi đời còn trên 5 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội cũng không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Những người này được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định. Họ cũng sẽ được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 2 năm đến đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội , trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Những người này được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định. Đồng thời, họ được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Sửa đổi, bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ
Đáng chú ý, Nghị định 67 sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp bổ sung.
Nghị định 67 cũng bỏ khoản 6 Điều 19 quy định UBND tỉnh, thành phố căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, trình HĐND cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ thêm đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Nguồn: https://tienphong.vn/bo-sung-bon-nhom-duoc-huong-chinh-sach-nghi-huu-truoc-tuoi-khi-tinh-gian-bo-may-post1725817.tpo
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/tu-nay-nguoi-lao-dong-co-the-nghi-huu-o-tuoi-40-neu-dap-ung-4-dieu-kien-sau-770568.html